Tên khác
Tên thường gọi: Trinh đằng ba mũi, Trinh đằng ba chẽ, Bà sơn hổ
Tên khoa học: Parthenocissus tricuspidata
Họ khoa học: thuộc họ Nho
Tên tiếng Trung: 爬墙虎 (ba tường hổ)
Cây trinh đằng ba mũi
(Mô tả, hình ảnh cây trinh đằng ba mũi, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý)
Mô tả
Nơi sống
Loài cây của Nhật Bản, Trung Quốc, được trồng đây đó ở miền Bắc và ở Ðà Lạt để phủ tường. Vào mùa thu lá đổi màu từ đỏ sang đỏ thẫm trông rất đẹp, được trồng để trang trí.
Thu hoạch:
Trước khi thu hoạch lá, thân cây được cắt và sấy khô, và rễ có thể được thu hoạch quanh năm.
Bộ phận dùng:
Rễ, thân- Radix et Caulis Parthenocissi tricuspidatae thường gọi là Bà Sơn hổ.
Thành phần hóa học
Lá chứa chất ganidin
Vị thuốc trinh đằng ba mũi
(Tính vị, quy kinh, công dụng, liều dùng)
Tính vị
Vị ngọt, chát, tính ấm, không độc,
Tác dụng
Có tác dụng khư phong thông lạc, hoạt huyết giải độc. Rễ, lá cũng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Dùng trị sản huyết ứ, có hòn cục trong bụng, xích bạch đới, phong thấp đau nhức khớp xương, bán thân bất toại và thiên đầu thống.
Liều dùng
Liều dùng 25- 50g sắc uống hay ngâm rượu uống.
Dùng ngoài liều không cố định để trị đòn ngã tổn thương, mụn nhọt ghẻ lở, sưng vú.
Thaythuoccuaban.com Tổng hợp
*************************