Tại Việt Nam, nâng ngực bằng túi được nhiều khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, túi ngực không đảm bảo tồn tại suốt đời, tuổi thọ thường khoảng 10 năm và sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố [1]. Ngoài ra, sau khi nâng ngực khách hàng có thể xuất hiện một số biến chứng khiến túi ngực biến dạng. Vậy túi ngực biến dạng có nguy hiểm không?
Trong bài viết này, thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Đỗ Thùy Giang, Trưởng khoa Ngoại Vú Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Trưởng đơn vị Ngoại Vú Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 sẽ giải đáp cho khách hàng về mức độ nguy hiểm khi túi ngực biến dạng và lưu ý một số dấu hiệu cần thay thế túi ngực khác.
Túi ngực biến dạng là bị gì?
Túi ngực biến dạng là biến chứng túi ngực thay đổi hình thái xảy ra khi đặt túi ngực dưới một phần hoặc toàn bộ cơ ngực.
Hình thái túi ngực biến dạng có nguy hiểm không?
Có, hình thái túi ngực biến dạng nguy hiểm, đôi khi có thể gây đau và ảnh hưởng tính thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Các vấn đề với túi ngực dưới cơ ngực có thể xảy ra vì sau khi cắt bỏ mô vú trong quá trình phẫu thuật đoạn nhũ, da sẽ tiếp xúc gần hơn với cơ ngực bên dưới. Khi các mô lành lại, da có xu hướng dính vào cơ ngực. Vì vậy, khi bạn uốn cong cơ ngực, ngực có thể di chuyển theo những cách không tự nhiên. Ví dụ, túi ngực có thể bật lên, hướng ra ngoài hoặc dịch chuyển xuống.
Dấu hiệu túi ngực biến dạng cần thay thế hoặc loại bỏ
Một số dấu hiệu túi ngực biến dạng cần thay thế hoặc loại bỏ, bao gồm:
- Túi ngực bị di chuyển: Có một rủi ro nhỏ là túi ngực có thể lệch khỏi vị trí chính xác trong vú sau một thời gian hoặc do lỗi về cách đặt trong quá trình tái tạo vú bằng túi ngực, trọng lực và các vấn đề với da vú chảy xệ. Một số ví dụ về cách túi ngực dịch chuyển khỏi vị trí, gồm:
- Túi ngực đặt quá thấp trên ngực: đôi khi túi dịch chuyển tụt xuống quá thấp, trượt xuống dưới nếp gấp dưới của vú. Điều này có thể xảy ra nếu bác sĩ tạo ra một khoang túi quá lớn ở ngực để giữ túi ngực hoặc túi ngực lớn hơn khiến mô vú giãn ra theo thời gian do trọng lượng của túi.
- Sự dịch chuyển sang bên của túi ngực: đây là tình trạng 2 túi ngực nằm quá xa nhau, tạo khoảng cách lớn giữa 2 ngực. Điều này xảy ra nếu bác sĩ tạo ra túi cấy ghép quá lớn hoặc túi giãn ra theo thời gian. Trường hợp khác, khách hàng đã đặt túi ngực lệch sang một bên và khi nằm ngửa, bộ ngực tái tạo có thể dịch chuyển sang 2 bên.
- Túi ngực dịch chuyển lại gần nhau: trong một số trường hợp hiếm gặp, da và cơ giữa 2 bầu ngực bong ra, cho phép túi ngực hợp nhất và tạo ra hình dáng của một bộ ngực nguyên khối. Đây là tình trạng “thông khoang giữa” và xảy ra khi bác sĩ cắt bỏ quá nhiều mô gần xương ức trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ vú.
- Co thắt bao xơ: đây là tình trạng hình thành mô sợi xung quanh túi ngực khi được đặt vào cơ thể. Một số trường hợp, mô sợi này có thể siết chặt và co lại làm biến dạng hình dạng túi ngực và cả vú, thậm chí có thể gây vỡ. Ngoài ra, mô sợi có thể trở nên rất cứng và gây đau.
- Vỡ túi ngực: đây là tình trạng túi ngực nứt, rách, gel chảy từ từ, rất chậm và ít ra ngoài, chỉ nằm ở khoang bóc tách, không gây chảy máu. Sau khi vỡ túi ngực, silicon có thể nằm trong bao (khi bị giới hạn bởi bao xơ xung quanh) hoặc ngoài bao (khi silicon tự do thoát ra ngoài). Túi ngực silicon vỡ có thể gây đau vú, thay đổi đường viền hoặc hình dạng của vú.
- Túi ngực bị gấp nếp: đây là tình trạng túi ngực xuất hiện nếp gấp có thể cảm nhận hoặc thấy được khi chạm vào ngực. Túi ngực bị gấp nếp thuộc biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật nâng ngực và có thể gây biến dạng vú.
- Túi ngực bị lật sau phẫu thuật đoạn nhũ: túi ngực có thể lật từ trước ra sau hoặc xoay xung quanh giống như bánh xe trong khoang chứa túi ngực, làm thay đổi hình dạng vú và gây đau. Việc lật túi ngực có thể xảy ra khi khoang túi xung quanh túi ngực lớn hơn túi ngực hoặc có chấn thương ở ngực. Đôi khi, túi ngực dịch chuyển sau khi tái tạo hoặc theo thời gian không còn ở đúng vị trí trong vú. Tình trạng này có thể xảy ra với một hoặc cả 2 túi ngực do nhiều yếu tố khác nhau, như: lỗi khi đặt túi ngực ngay lúc đầu, túi ngực quá lớn, trọng lực lớn và các vấn đề với da vú.
Khi nào biến dạng túi ngực cần gặp bác sĩ?
Một số triệu chứng biến dạng túi ngực, người bệnh cần gặp bác sĩ, bao gồm:
- Đau ngực kéo dài hoặc mức độ đau ngày càng tăng.
- Vú sưng, viêm hoặc đỏ.
- Vú hoặc túi ngực thay đổi hình dáng rõ ràng.
- Ngực thay đổi kích thước bất thường như to hoặc nhỏ.
- Khi chạm vào ngực cảm thấy có cục cứng, nếp gợn sóng.
- Khó thở, đau thắt ngực.
- Sốt hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Xem thêm: Nhiễm trùng túi ngực sau tái tạo vú bằng túi ngực là gì?
♦♦♦ Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây ♦♦♦
Cách chẩn đoán tình trạng túi ngực bị biến dạng
Để chẩn đoán tình trạng túi ngực biến dạng, bác sĩ sẽ sử dụng một số phương pháp sau [2]:
- Khám lâm sàng.
- Siêu âm.
- Chụp MRI.
- Sinh thiết.
Phương pháp điều trị túi ngực biến dạng
Để điều trị túi ngực biến dạng, bác sĩ sẽ phẫu thuật khắc phục các vấn đề với túi ngực dưới cơ ngực, bao gồm chỉnh sửa vùng ngực và tái tạo vạt da cơ tự thân.
1. Phẫu thuật chỉnh sửa trước cơ ngực
Bác sĩ sẽ lấy túi ngực ra khỏi cơ ngực và đặt túi ngực mới ngay dưới da phía trên cơ ngực (đặt túi ngực trên cơ hoặc trước cơ ngực). Để hỗ trợ và giữ cho túi ngực không lộ ra ngoài da, bác sĩ có thể bọc hoặc che lại bằng một vật liệu da nhân tạo mềm - ADM (chất thay thế mô mềm làm từ da người hoặc da động vật).
Xem thêm: Phẫu thuật chỉnh sửa sau đặt túi ngực: Chỉ định và cách chăm sóc
2. Tái tạo vạt (còn gọi là tái tạo vạt da cơ tự thân)
Với phương pháp này, túi ngực sẽ được bác sĩ loại bỏ và thay thế bằng mô của chính người bệnh được lấy từ một nơi khác trên cơ thể như: lưng, bụng, mông hoặc đùi. Vạt mô cung cấp một lớp mô sống giữa da và cơ ngực, loại bỏ sự biến dạng này. Vạt thông thường được dùng là vạt da cơ thẳng bụng (TRAM) có cuống hoặc tự do, vạt da cơ lưng rộng.
Ngoài ra, với trường hợp túi ngực dịch chuyển nhiều, bác sĩ có thể điều chỉnh bao mô sẹo thường hình thành xung quanh túi ngực hoặc túi mô xung quanh túi ngực bằng các mũi khâu vĩnh viễn để túi ngực nằm ở vị trí tốt hơn và không bị lệch, di chuyển xung quanh nhiều.
Bác sĩ có thể thắt chặt hoặc nới lỏng một số khu vực của túi và gia cố vỏ bao ngoài túi bằng cách sử dụng một mảnh vật liệu nền da nhân tạo ADM (chất thay thế da được làm chủ yếu từ collagen) để giúp giữ túi ngực ở đúng vị trí. Bác sĩ sẽ thay túi ngực hiện có bằng loại túi có độ nhô, độ cứng hoặc kích cỡ khác, có thể giúp thay đổi vị trí của túi trong ngực.
Chăm sóc phòng ngừa túi ngực bị biến dạng
Khách hàng cần hiểu, túi ngực không đảm bảo tồn tại suốt đời nhưng có thể lưu ý một số cách chăm sóc sau để phòng ngừa túi ngực bị biến dạng, gồm:
- Tầm soát vú định kỳ hàng năm như khám lâm sàng, siêu âm vú, chụp nhũ ảnh (người từ 40 tuổi trở lên).
- Khách hàng nếu nhận thấy ngực có thay đổi, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và lên phương pháp điều trị phù hợp.
Khoa Ngoại Vú, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, liên tục trau dồi các phương pháp điều trị mới trên thế giới giúp chị em tầm soát ung thư vú, các bất thường bẩm sinh hay mắc phải để bác sĩ giúp bạn lập kế hoạch điều trị toàn diện, hiệu quả và rút ngắn thời gian đáng kể.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cũng liên tục nhập các máy móc, trang thiết bị tân tiến nhằm hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Khoa còn lập nhóm “CLB bệnh nhân ung thư vú bệnh viện Tâm Anh” giúp người bệnh có thể chia sẻ những khó khăn, lo lắng với những người bệnh cùng hoàn cảnh.
Khi túi ngực biến dạng, việc gặp bác sĩ rất cần thiết để đánh giá nguyên nhân và lên phương pháp điều trị kịp thời.
Thông qua bài “Túi ngực biến dạng có nguy hiểm không?”, khách hàng hiểu hơn về túi ngực biến dạng và nhận biết được một số biến chứng như: co thắt bao xơ, vỡ túi ngực hoặc dịch chuyển túi,… gây ảnh hưởng đến hình dáng túi ngực, tính thẩm mỹ và sức khỏe của bản thân. Đồng thời, khi khách hàng xuất hiện các triệu chứng như: đau, sưng hoặc thay đổi hình dạng ngực, hãy đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và có phương án xử lý tốt nhất.