Cây hoa cúc tứ quý là một loại hoa quen thuộc trong đời sống nhưng không mấy ai hiểu hết được ý nghĩa và cách chăm sóc nó như thế nào để phát triển tốt nhất. Bài viết sau đây chúng ta cùng Cây Cảnh Xanh tìm hiểu về loại cúc này nhé!
Giới thiệu về cây hoa cúc tứ quý
Cúc tứ quý là xuất hiện cách đây gần 16 thế kỷ trước Tây Lịch tại Trung Quốc. Ngày trước, chỉ có một giống hoa nhưng đến nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ đã cho ra nhiều giống lên đến 3000 loài.
Cúc tứ quý là loại hoa cúc phổ biến nhất hiện nay. Loại hoa cúc này này có thân thảo, cao từ 0,3 - 0,6 m. Mùa ra hoa kết trái là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.
Cây hoa cúc được trồng làm: chậu hoa cúc treo, chậu hoa treo ban công, chậu hoa treo trang trí, cây hoa trang trí tết, cây cảnh trang trí, chậu hoa để bàn, chậu hoa cúc rực rỡ,….
Đặc điểm chi tiết của cây hoa cúc tứ quý
Thân cây cúc tứ quý có chiều cao khoảng 25-50cm, bán kính 14cm. Màu sắc chủ yếu là vàng, ngày nay người ta lại tạo thêm màu hồng, trắng, tím,…Tuy nhiên, tứ quý màu vàng vẫn được dùng phổ biến hơn.
Hoa cúc tứ quý là cây hoa sống lâu năm, thường mọc thành bụi có thân mềm. Gốc cây phân thành nhiều nhánh cành. Cúc có rễ nhỏ, trồng cây phát triển sẽ ra nhiều cành. Những chùm nhánh Cúc chỉ cao từ 50-90 cm và mọc tỏa tròn.
Kích thước lá cúc tần lớn hơn có lá to bằng nửa bàn tay người, chia thùy sâu. Trên cây lá rất mềm và mập mạp.
Là loại cúc thân thảo, mọc thành nhiều nhánh từ gốc. Lá cúc hình hình quả tim dài, phần thùy xẻ sâu, mềm, mọc so le quanh thân của nó. Hoa có nhiều màu và hình dáng khác nhau được chia thành nhiều loại: Hoa cúc đại hóa, hoa cúc vàng, cúc trắng, cúc đồng tiền, cúc mâm xôi, cúc họa mi,…
Hoa cúc tứ quý có ý nghĩa như thế nào?
Hoa cúc tứ quý mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tâm linh. Người ta thường trồng và chưng diện hoa cúc và mỗi dịp lễ, Tết nhằm mong muốn gia đình có nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Một năm mới tràn đầy niềm vui và sức sống khi có hoa cúc trong nhà. Đặc biệt, hoa cúc tứ quý màu vàng thường được dùng trong các dịp giỗ chạp, ma chay, mừng thọ,…để tỏ lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà.
Ý nghĩa của hoa ở Việt Nam
Loài hoa cúc thể hiện cho tình yêu thương và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà. Những ngày lễ, Tết hay giỗ chạp ở Việt Nam, hoa cúc được cắm trên bàn thờ tổ tiên ông bà thể hiện sự trường tồn và lòng cao thượng của người đã khuất. Đồng thời thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà. Nhiều gia đình thường trồng hoa cúc này trong chậu cây cảnh để trong nhà để mang tới sự tài lộc, vui vẻ, hạnh phúc trong năm mới.
Ý nghĩa của hoa ở Trung Quốc và Nhật bản
Loài hoa này tượng trưng cho sự bền vững, vĩnh hằng. Còn ở Nhật Bản, hoa cúc lại tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Loại hoa này còn được in trên quốc huy.
Ý nghĩa trong cuộc sống và y học
Cúc tứ quý nở rộ làm rạng rỡ thêm cho không gian nhà bạn. Hơn nữa, nó còn được dùng làm ướp trà rất thơm mát. Không những thế, lá và hoa cúc còn được dùng để chế biến thuốc giải độc gan, thanh lọc cơ thể, chữa trị bệnh đau đầu rất hiệu quả.
Ngoài ra, loài cúc này còn được dùng chữa bệnh hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao, đau tai, giải độc rượu rất hiệu quả.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa cúc tứ quý
Cúc tứ quý rất dễ trồng, chỉ cần đất tơi xốp và tưới nước đều đặn là cây có thể ra hoa tốt. Tuy nhiên, để duy trì sức sống và cho ra hoa nhiều, hoa khỏe hơn, chúng ta cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc kỹ lưỡng.
Ngoài việc trồng ngoài sân vườn, có thể trồng cúc tứ quý ở hành lang, phòng khách, phòng làm việc. Và đặc biệt dùng để trang trí làm cho không gian thêm sang trọng, sinh động hơn. Vì là loại cây thân thảo, chiều cao thấp nên bạn có thể dễ dàng trồng nó bất cứ đâu miễn là đủ điều kiện để cây sống tốt.
Về đất trồng:
Chúng ta nên chọn loại đất tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, đã được xử lý mầm bệnh. Muốn làm được điều này, cần phải xới sâu và phơi ải đất. Vì rễ cúc rất nhỏ, yếu nên cần làm luống cao lên để tránh bị ngập úng rễ.
Về chế độ bón phân:
Cần sử dụng những loại phân bón thích hợp và bón định kỳ cho hoa giúp cây phát triển tốt hơn. Nên sử dụng phân hữu cơ đã hoai hoặc mùn cưa để tăng độ ẩm cho đất. Không nên sử dụng phân hữu cơ tươi khi cây chưa bén rễ chắc chắn dễ làm đất bị chua, mặn làm cây chết héo.
Chu kỳ bón phân cho hoa cúc tứ quý gồm 4 lần như sau:
- Lần 1: Khi cây bắt đầu bén rễ. Sau đó cây chồi lá thì phun lá. Mỗi lần cách nhau 1 tuần.
- Lần 2: Sau 10 ngày, bạn tưới đạm cho và kali cho cây. Nhớ pha thật loãng nếu không cây sẽ chết.
- Lần 3: Khoảng 25 ngày sau thì bón phân đầu trâu NPK pha loãng với nước.
- Lần 4: Sau 40 ngày, chúng ta bón phân chuồng và phân lân cho cây.
Về chế độ tưới nước và tỉa cành:
Cần thường xuyên tưới nước hằng ngày đặc biệt vào mùa khô để cây nhanh bén rễ hơn. Không nên tưới quá nhiều nước vào mùa khô dễ gây úng rễ.
Thường xuyên cắt tỉa cành lá héo, vàng, lá sâu để phòng trừ sâu bệnh, giúp cây phát triển tốt hơn.
Về ánh sáng và vị trí đặt cây
Cúc tứ quý thích hợp ở những nơi ánh nắng vừa phải, không để ánh nắng trực tiếp vào cây làm cây dễ bị héo. Hãy trồng hoa ở những nơi có đủ ánh sáng để cây quang hợp tốt nhất.
Cúc tứ quý là loài hoa đẹp mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Môi gia đình nên có một chậu hoa trong nhà để làm cho không gian thêm rực rỡ và ấm áp hơn. Để chọn được cây giống khỏe mạnh hãy đến với vườn ươm Cây Cảnh Xanh. Chúc các bạn thành công!
Thông tin liên hệ mua cây:
- Hotline/zalo: 0944 181991
- Website: caycanhxanh.vn
- Kho xưởng chậu: Xóm 2 - Bãi Phụng Công - Văn Giang - Hưng Yên.
- Vườn ươm: Thôn 4 - Xuân Quan - Văn Giang - Hưng Yên.