Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn. Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển và ở trẻ em dưới 5 tuổi. Rất may mắn rằng, hiện nay đã có nhiều loại vaccine ngăn ngừa hiệu quả các bệnh do phế cầu gây ra. Vậy, vắc xin phế cầu phòng bệnh gì? Hiệu quả của vaccine phế cầu ra sao? Ai nên tiêm và những ai không nên tiêm loại vaccine này?
Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS Nguyễn Minh Luân - Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.
Vaccine phế cầu là gì?
Vaccine phế cầu là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, được phát triển nhằm mục đích kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể, phòng hiệu quả các bệnh như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Đây đều là các bệnh đặc biệt nguy hiểm ở các đối tượng yếu thế như trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai, người già cao tuổi trên 65, những người mắc bệnh lý nền mạn tính…
Nhiều nghiên cứu cho thấy, vaccine phế cầu không chỉ có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra mà còn có khả năng tạo ra miễn dịch chéo không đặc hiệu đối với Covid-19, có thể bảo vệ lá phổi và tăng cường hệ thống miễn dịch hô hấp cho những nhóm người dễ bị tổn thương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thời điểm gánh chịu hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19 như hiện nay. (1)
Ở thời kỳ đầu của vaccine phế cầu, tức vào năm 1977, vaccine phế cầu với bản chất polysaccharide đầu tiên đã được phê duyệt sử dụng tại Hoa Kỳ, được gọi là PPV14, là vaccine có chứa thành phần kháng nguyên của 14 nhóm huyết thanh của vi khuẩn phế cầu, cung cấp cho người tiêm khả năng sinh kháng thể chống lại sự xâm nhập và tấn công của cả 14 nhóm huyết thanh trên.
Đến năm 1983, loại vaccine này được cải tiến thêm, gia tăng số lượng thành phần kháng nguyên có trong vaccine thành 23 loại huyết thanh, được gọi là vaccine phế cầu PPV23. Đến năm 2000, vaccine liên hợp phế cầu (PCV7) ra đời dành riêng cho trẻ em. Vaccine này chứa 7 kháng nguyên polysaccharide thường thấy nhất của vi khuẩn phế cầu S. pneumoniae, các kháng nguyên này được liên kết cộng hóa với protein của bạch cầu để tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ em.
Năm 2010, vaccine liên hợp này đã được mở rộng thành PCV13, bao gồm 13 loại huyết thanh của vi khuẩn phế cầu S. pneumoniae và cũng đã được cấp phép sử dụng ở Hoa Kỳ. Hiện nay, vaccine thế hệ mới phế cầu 13 đã được phân phối rộng rãi tại nhiều quốc gia, chứng minh tính an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa các bệnh lý do phế cầu gây ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau.
Cơ chế hoạt động phòng bệnh của vaccine phế cầu như thế nào?
Vaccine phế cầu tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ nhờ vào việc sử dụng một thành phần cốt lõi có trong vi khuẩn phế cầu - polysaccharide dạng nang. Khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch nhận diện các thành phần kháng nguyên polysaccharide của vi khuẩn phế cầu có trong vaccine là vật thể lạ, không thuộc về cơ thể, bắt buộc phải loại bỏ và bắt đầu tạo ra các kháng thể đặc hiệu để tấn công, loại thải các thành phần kháng nguyên của vi khuẩn phế cầu ra khỏi cơ thể.
Mỗi kháng thể được hệ thống miễn dịch thiết kế để nhắm trúng vào một dạng polysaccharide cụ thể của vi khuẩn, đảm bảo rằng phản ứng miễn dịch là chính xác và hiệu quả. Sau đó, Opsonin hóa sẽ diễn ra, đây là quá trình mà các kháng thể giúp hệ thống miễn dịch “đánh dấu” vi khuẩn, biến chúng thành mục tiêu rõ ràng cho các tế bào miễn dịch sát thủ thực bào nhận biết và tiến hành “nuốt chửng”, tiêu diệt chúng, các kháng thể tạo ra sẽ gắn vào polysaccharide trên bề mặt của vi khuẩn và cố định bổ thể - một loạt protein trong plasma máu giúp loại bỏ vi khuẩn bằng cách kích hoạt các phản ứng hóa học. (2)
Vaccine phế cầu giúp cơ thể phát triển một bộ nhớ miễn dịch lâu dài. Bất cứ khi nào trong tương lai, cơ thể tiếp xúc với các nhóm thanh của vi khuẩn phế cầu có trong vaccine đã tiêm, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận ra và phản ứng nhanh chóng, tái kích hoạt các phản ứng miễn dịch cần thiết nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm phế cầu khuẩn. Vậy, vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?
Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì?
Vaccine phế cầu là một trong những loại vaccine quan trọng cho cả trẻ em và người lớn. Ngay ở giai đoạn 2 năm đầu đời, các chuyên gia đã khuyến cáo tiêm vaccine phế cầu cho trẻ càng sớm càng tốt từ lúc trẻ vừa đủ 6 tuần tuổi. Vậy, mũi phế cầu phòng bệnh gì? Như trên đã đề cập, vaccine phế cầu có hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh gây ra do các nhóm huyết thanh của phế cầu khuẩn có trong vắc xin, bao gồm:
1. Bệnh viêm phổi
Viêm phổi do phế cầu là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây ra tình trạng tổn thương nghiêm trọng cho phổi. Hầu hết tất cả mọi người đều có vi khuẩn phế cầu trong niêm mạc đường hô hấp ở dạng “ngủ”. Khi gặp một số điều kiện thuận lợi như hệ thống miễn dịch suy giảm, phế cầu khuẩn sẽ “thức tỉnh”, xâm nhập sâu vào phổi, tấn công đến các tế bào và mao mạch phổi, khiến phổi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, gây ra bệnh viêm phổi do phế cầu.
Viêm phổi khiến đường hô hấp tích tụ dịch, cản trở quá trình trao đổi khí, dẫn đến những cơn ho kịch phát, kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sốt cao, ớn lạnh, suy hô hấp, nhiều trường hợp khiến phổi bị hoại tử vô cùng nguy hiểm, nguy cơ cao dẫn đến tử vong.
Theo Tổ chức bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ (NFID), bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra khoảng 150.000 ca nhập viện ở Mỹ mỗi năm, trong số đó có khoảng 5 - 7% người tử vong, tương đương với cứ 20 người nhập viện điều trị viêm phổi do phế cầu, sẽ có 1 người tử vong.
Tỷ lệ tử vong thậm chí còn cao hơn ở người lớn từ 65 tuổi trở lên và những người mắc một số bệnh lý hoặc có các yếu tố nguy cơ khác, nhất là những đối tượng người cao tuổi. Một số thống kê cho thấy, ở những người từ 50 - 64 tuổi, nguy cơ nhập viện do viêm phổi do phế cầu khuẩn cao gấp 6 lần so với nhóm người lớn từ 18 - 49 tuổi, nguy cơ này tăng cao gấp 10 lần ở những đối tượng người cao tuổi từ 65 trở lên.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh phổi mạn tính, bệnh nhân tim mạn tính, tiểu đường, người đang dùng một số loại thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân mắc một số bệnh ung thư ác tính, suy thận mạn tính, asplenia (bệnh lá lách không hoạt động), người nhiễm HIV… có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn cao hơn so với những người trưởng thành khỏe mạnh trong cùng độ tuổi. Cụ thể:
Nguy cơ mắc viêm phổi do phế cầu (ở những người có tình trạng bệnh lý bất thường so với những người khỏe mạnh khác) Tình trạng sức khỏe Người lớn từ 18 - 49 tuổi Người lớn từ 50 tuổi trở lên Người lớn từ 65 tuổi trở lên Hen suyễn Gấp 5 lần Gâp 5,9 lần Gấp 4,9 lần Phổi mạn tính Gấp 19,1 lần Gấp 16,3 lần Gấp 9,2 lần Tim mạn tính Gấp 6,9 lần Gấp 7,1 lần Gấp 4,4 lần Tiểu đường Gấp 4,7 lần Gấp 4,4 lần Gấp 3,3 lần Dùng thuốc ức chế miễn dịch Gấp 16,4 lần Gấp 11,3 lần Gấp 6,6 lần Mắc một số bệnh ung thư ác tính Gấp 17,2 lần Gấp 9,6 lần Gấp 5,5 lần Suy thận mạn tính Gấp 43,1 lần Gấp 18,5 lần Gấp 9,4 lần Asplenia (lá lách không hoạt động) Gấp 46,8 lần Gấp 28,4 lần Gấp 13,6 lần Nhiễm HIV Gấp 27,5 lần Gấp 6 lần Gấp 4,1 lần
2. Bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng bị nhiễm trùng khoảng không gian nhỏ phía sau màng nhĩ với nguyên nhân chính là do tình trạng nhiễm khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae, có thể gây ra tình trạng sốt cao từ 29 - 40 độ C, trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật, đau tai, khi kiểm tra bên trong tai bằng dụng cụ nội soi, bác sĩ có thể thấy màng nhĩ bị viêm hoặc phồng lên, có thể xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần…
Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên không loại trừ trường hợp người lớn mắc viêm tai giữa do phế cầu khuẩn. Theo một nghiên cứu mới nhất về tỷ lệ mắc và quản lý bệnh viêm tai giữa cấp tính ở người lớn trong giai đoạn 2015 - 2018, có khoảng 5,3/1000 người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên mỗi năm bị viêm tai giữa cấp tính.
Đáng chú ý, tỷ lệ mắc bệnh giảm dần khi độ tuổi gia tăng, với những người từ 64 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc viêm tai giữa cấp tính chỉ là 2,7/1000 người mỗi năm. Nguy cơ mắc viêm tai giữa do phế cầu khuẩn ở người lớn có thể tăng cao ở những đối tối tượng có tiền căn hút thuốc do ảnh hưởng đến chức năng của hệ miễn dịch, tác động tiêu cực lên đường thở.
3. Bệnh viêm màng não
Khi nhắc đến vắc xin phế cầu phòng những bệnh gì, ngoài các tình trạng nhiễm trùng xâm lấn đường hô hấp, vắc xin phế cầu còn phòng cả các bệnh nhiễm trùng xâm lấn hệ thần kinh trung ương như bệnh viêm màng não.
Phế cầu là loại vi khuẩn thường tấn công đến hệ hô hấp gây viêm phổi hoặc tai gây viêm tai giữa và xoang gây viêm xoang, nhưng trong một số trường hợp, vi khuẩn phế cầu có thể lây lan qua máu và tấn công đến các tế bào màng não, gây ra tình trạng viêm màng não, có thể gây sốc và tiến triển tử vong rất nhanh chóng.
Trong trường hợp may mắn được cứu sống, người bệnh viêm màng não do phế cầu cũng phải đối mặt với nguy cơ di chứng tàn tật vĩnh viễn như điếc, tổn thương não, thiểu năng trí tuệ, thậm chí phải cắt cụt chi, gây ra những chấn thương tâm lý cực kỳ nghiêm trọng cho người bệnh và gia đình.
Viêm màng não do phế cầu thường gặp ở trẻ em và diễn ra phổ biến vào mùa nắng nóng, thường là giai đoạn đầu năm và cuối năm. Theo nghiên cứu dài hạn của Bệnh viện Nhi Trung ương trong giai đoạn 2015 - 2021 trên nhóm bệnh nhi dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm màng não do phế cầu khuẩn, viêm màng não có xu hướng gây bệnh, thường là bệnh nặng và di chứng tàn tật kéo dài ở nhóm trẻ dưới 1 tuổi và rải rác ở trẻ từ 2 - 5 tuổi, rất hiếm gặp ở thanh thiếu niên và người lớn.
Mặc dù hiếm gặp ở thanh thiếu niên và người lớn nhưng bất kể ai chưa có miễn dịch với phế cầu đều có nguy cơ mắc bệnh. Hàng năm, có hơn 3.000 người trưởng thành ở Hoa Kỳ tử vong do viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do phế cầu, thậm chí nhiều trường hợp đã được tiếp nhận điều trị đầy đủ và kịp thời. Theo thống kê, cứ 6 người lớn tuổi mắc viêm màng não do phế cầu, sẽ có 1 người tử vong.
Tại Việt Nam, mặc dù tình hình dịch bệnh do phế cầu đã được kiểm soát tương đối tốt nhờ có vắc xin nhưng vào thời điểm cao điểm dịch bệnh, một số ca bệnh rải rác vẫn có thể xảy ra ở những đối tượng chưa có miễn dịch với phế cầu khuẩn do chưa tiêm ngừa vắc xin.
4. Bệnh nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu là một tình trạng vi khuẩn phế cầu vượt qua các rào cản miễn dịch, xâm nhập vào huyết mạch, gây viêm các tế bào máu, lan truyền đi khắp cơ quan khác của cơ thể, gây ra các phản ứng viêm nhiễm vô cùng nghiêm trọng, tổn thương đa cơ quan. (3)
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn là một tình trạng nhiễm trùng xâm lấn rất nguy hiểm, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Dù có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn bao gồm người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch và người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, và bệnh phổi mạn tính.
Nhiễm khuẩn huyết do phế cầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất là sốc nhiễm khuẩn huyết, gây hạ huyết áp và có thể dẫn đến suy đa tạng. Bên cạnh đó, vi khuẩn phế cầu theo máu có thể lây lan và gây viêm màng não, biểu hiện qua các triệu chứng như đau đầu dữ dội, sốt cao và cứng cổ. Viêm màng não có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn huyết còn có thể gây phù phổi cấp hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), ảnh hưởng đến khả năng hô hấp và gây khó thở nghiêm trọng, nhiều trường hợp bị tắc đường thở, dẫn đến tử vong đột ngột. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn đến sự hoại tử mô và cắt cụt chi do máu không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho các mô. Theo thống kê ở Hoa Kỳ, cứ 8 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn, sẽ có 1 người tử vong.
5. Viêm xoang do phế cầu khuẩn
Viêm xoang do phế cầu là tình trạng vi khuẩn phế cầu theo đường hô hấp đến xoang (các khoang rỗng nằm trong xương sọ, thông với hốc mũi ở trán, má và mũi thường chứa đầy không khí), làm viêm nhiễm các mô và tích tụ dịch nhầy ở xoang, gây đau mặt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đôi khi gây sốt và các triệu chứng khác bất thường khác về đường thở.
Viêm xoang do phế cầu có thể là cấp tính (kéo dài dưới 6 tháng) hoặc có thể là mạn tính (kéo dài trên 6 tháng) với các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, chảy mũi, đau xoang, nhức đầu, cảm giác đau hoặc căng ở mặt.
Viêm xoang do phế cầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Một biến chứng thường gặp là viêm xoang mạn tính - tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một biến chứng nguy hiểm khác là viêm màng não, khi vi khuẩn lan theo đường máu từ xoang vào màng não. Áp xe trong não và viêm tấy ổ mắt cũng là các biến chứng nghiêm trọng khác của viêm xoang do phế cầu.
Đối với áp xe trong não, vi khuẩn phế cầu từ xoang có thể gây nhiễm trùng lan rộng và hình thành ổ mủ trong não, dẫn đến áp xe trong não, “đẩy” người bệnh vào “vùng báo động” tính mạng với nguy cơ tử vong rất cao.
Đối với biến chứng viêm tấy ổ mắt, trong nhiều trường hợp, phế cầu khuẩn lây lan từ xoang sang các mô xung quanh ổ mắt, dẫn đến mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Viêm xương sọ cũng là một biến chứng nghiêm trọng khi nhiễm trùng từ xoang lan sang xương sọ, yêu cầu điều trị bằng kháng sinh liều cao và phẫu thuật can thiệp rất phức tạp, tốn kém chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng.
Vaccine phế cầu có tác dụng phòng bệnh trong bao lâu?
Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì đã được giải đáp, vậy khả năng phòng ngừa của vắc xin tổn tại trong bao lâu? Chuyên gia cho biết, ở trẻ em, khả năng bảo vệ khỏi vaccine phế cầu khuẩn kéo dài vài tháng đến vài năm do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng đáp ứng miễn dịch từ vaccine chưa phát triển. Đó là lý do tại sao trẻ em được tiêm nhiều liều trong vài tháng. Trong khi đó, ở người lớn khỏe mạnh, 01 liều vaccine phế cầu có thể mang lại hiệu quả bảo vệ suốt đời. (4)
Tuy nhiên, ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu hơn như người lớn tuổi trên 65 tuổi, những người mắc các bệnh lý khiến hệ miễn dịch suy giảm, hiệu lực bảo vệ của vaccine phế cầu đối với các nhóm thành phần kháng nguyên có trong loại vaccine tương ứng sẽ không tồn tại suốt đời.
Theo các nghiên cứu về sự tồn tại của kháng thể đối với vắc phế cầu polysaccharide ở các đối tượng người già, nồng độ kháng thể đặc hiệu bảo vệ của vaccine phế cầu xuất hiện trong khoảng 2 đến 3 tuần sau khi tiêm chủng và giảm xuống mức trước khi tiêm chủng sau khoảng 4 đến 7 năm tiếp theo.
Theo các nghiên cứu khác về khả năng miễn dịch của vaccine phế cầu ở những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, người được ghép thận, người nhiễm HIV và cả ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính, các đối tượng có “khiếm khuyết” về khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch đều có phản ứng kháng thể thấp hơn sau khi tiêm vaccine ngừa phế cầu khuẩn polysaccharide và nồng độ kháng thể trở về mức cơ bản trong khoảng thời gian ngắn hơn khoảng 3 năm.
Ai nên tiêm vacxin phòng bệnh phế cầu?
Chuyên gia đã giải đáp thắc mắc “vacxin phế cầu phòng bệnh gì”, vaccine phế cầu phòng các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do vi khuẩn phế cầu gây ra, điển hình là bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa… Có thể thấy, phế cầu là tác nhân gây bệnh nặng ở cả trẻ em và người lớn, bất cứ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” do phế cầu gây ra. Chính vì thế, tất cả các đối tượng trong độ tuổi khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng bệnh phế cầu.
1. Trẻ em
Trẻ em là nhóm đối tượng yếu thế, rất dễ bị tổn thương khi đối mặt với các tác động gây hại bên ngoài môi trường bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ so với người lớn, trí nhớ miễn dịch cũng chưa hoàn chỉnh, khả năng đề kháng với bệnh tật rất yếu ớt, không đủ khả năng bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn phế cầu, khiến trẻ dễ mắc bệnh, nguy cơ cao biến chứng bệnh nặng, di chứng kéo dài, thậm chí tử vong, nhất là đối với những trẻ dưới 5 tuổi.
Chính vì thế, trẻ em là nhóm đối tượng rất cần được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh phế cầu, cần tiêm càng sớm càng tốt trong độ tuổi khuyến cáo, thường là từ khi trẻ đủ 6 tuần tuổi.
2. Người lớn
Mặc dù có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn so với trẻ em nhưng nhưng có đến 90% người có sự hiện diện của vi khuẩn phế cầu trong vùng niêm mạc hầu họng ở thể “ngủ”. Khi hệ miễn dịch của người lớn suy yếu do bệnh tật, hút thuốc, sử dụng các sản phẩm thuốc điều trị ức chế miễn dịch… vi khuẩn phế cầu sẽ thoát khỏi sự “kìm hãm” của hệ miễn dịch, chúng từ thể “ngủ” chuyển thành thể hoạt động và bắt đầu gây nhiễm trùng xâm lấn đa cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Đặc biệt, người càng lớn tuổi, miễn dịch càng yếu, nguy cơ mắc bệnh càng cao, khả năng đáp ứng với các loại kháng sinh điều trị càng thấp và tỷ lệ phục hồi sau bệnh không cao.
3. Người có bệnh nền
Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu do mắc các bệnh lý mạn tính, nên rất dễ bị phế cầu khuẩn tấn công và gây bệnh, khi mắc bệnh cũng diễn biến nghiêm trọng hơn, dễ biến chứng, khó điều trị và thường để lại cái di chứng nghiêm trọng. Người có bệnh nền khi mắc phế cầu cũng làm trầm trọng hóa các tình trạng bệnh lý hiện tại, gây ra các mối đe dọa bệnh tật lớn hơn cho người bệnh. Vì thế, người có bệnh nền cũng cần được ưu tiên tiêm ngừa vaccine phòng phế cầu.
4. Phụ nữ dự định mang thai
Phụ nữ bước vào thời kỳ mang thai sẽ đối mặt với nhiều thay đổi về cả tâm sinh lý, nội tiết tố nữ, điều này khiến hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, khả năng chống lại và đảo thải mầm bệnh của phụ nữ bị suy yếu, không đủ khả năng bảo vệ người phụ nữ trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là phế cầu khuẩn.
Khi chẳng may mắc bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi, dẫn đến các kết cục xấu của thai kỳ như sinh non, dị tật thai nhi, sảy thai, thai chết lưu… Vì thế, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tiêm vaccine phế cầu trước thời điểm dự định thai thai tốt nhất 1 tháng để ngăn ngừa các nguy cơ bệnh tật nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin phế cầu
Chống chỉ định tiêm vaccine phế cầu khuẩn cho các đối tượng sau:
- Phụ nữ mang thai,
- Các đối tượng quá mẫn cảm với thành phần trong vaccine hoặc với độc tố bạch hầu.
- Các đối tượng có phản ứng dị ứng sau khi tiêm bất kỳ loại vaccine liên hợp phế cầu khuẩn nào (PCV7, PCV13, PCV15, PCV20) hoặc PPSV23 hoặc với bất kỳ loại vaccine nào có chứa thành phần giải độc tố vi khuẩn bạch hầu (chẳng hạn như vaccine DTaP).
- Các chống chỉ định khác theo khuyến cáo của mỗi loại vaccine phế cầu khác nhau.
Tiêm phòng vaccine phế cầu ở đâu?
Hiện, tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc đang cung ứng đầy đủ tất cả các loại vaccine phế cầu bao gồm vaccine phế cầu 13 Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) và các vaccine quan trọng khác với số lượng lớn tại mỗi trung tâm, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm chủng vaccine phòng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh lý nguy hiểm khác do phế cầu khuẩn gây ra.
Tất cả vaccine tại VNVC được nhập khẩu trực tiếp chính hàng từ các hãng vaccine và tập đoàn sinh phẩm y tế uy tín hàng đầu toàn cầu, được bảo quản trong điều kiện tối ưu, đạt tiêu chuẩn bảo quản thuốc tốt GSP (Good Storage Practices) với hệ thống dây chuyền lạnh (Cold Chain) và hệ thống kho lạnh quy mô lớn, hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn Quốc tế cao cấp nhất, đảm bảo vaccine luôn ở tình trạng chất lượng nguyên vẹn, mang đến hiệu quả và an toàn tiêm chủng đạt mức tối ưu.
VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng vaccine cho trẻ em và người lớn An toàn - Uy tín - Chất lượng số 1 Việt Nam sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng cao, quy mô lớn với gần 10.000 Bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.
100% Bác sĩ khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, chỉ định tiêm chủng chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe, lịch sử tiêm chủng và nhu cầu tiêm ngừa riêng biệt của mỗi Khách hàng.
100% điều dưỡng có chứng chỉ thực hành An toàn tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế, kỹ năng tiêm giảm thiểu tối đa sự xâm lấn vào da, giảm đau độc đáo, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, trấn an tâm lý, xoa dịu cảm xúc Khách hàng khi đến tiêm chủng tại trung tâm, mang đến trải nghiệm tiêm chủng cao cấp, thoải mái, tận tâm, tận tình.
Giá tiêm chủng vaccine phế cầu tại VNVC luôn ở mức hợp lý, thậm chí tốt nhất thị trường, cam kết luôn bình ổn ngay cả khi vaccine khan hiểm, thường xuyên mang đến nhiều ưu đãi giá vaccine lẻ hấp dẫn cùng nhiều quà tặng giá trị đến cho tất cả Khách hàng trên toàn hệ thống.
Đặc biệt, VNVC còn mang đến nhiều chính sách hỗ trợ tài chính thông minh, áp dụng trên toàn quốc, giúp người dân Việt Nam, nhất là những bạn trẻ, học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng… vượt qua rào cản tài chính, có cơ hội được tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch, phòng bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Bao gồm: hỗ trợ mua trả góp Gói vaccine không lãi suất, kỳ hạn linh hoạt lên đến 12 tháng - “Tiêm vaccine trước, trả chi phí sau” với 100% lãi suất do VNVC chi trả thay cho Khách hàng hoặc VNVC hỗ trợ chia nhỏ chi phí mua Gói vaccine thành nhiều lần thanh toán…
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vaccine, đăng ký gói vaccine hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
Để đặt mua vaccine và tham khảo các sản phẩm vaccine, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
Thông qua bài viết trên, chuyên gia từ Hệ thống tiêm chủng VNVC đã giải đáp thắc mắc “Vắc xin phế cầu phòng bệnh gì” một cách khoa học và chi tiết nhất. Vắc xin phế cầu cung cấp cho người tiêm khả năng sinh kháng thể đặc hiệu, chủ động chống lại sự tấn công và xâm nhập từ các nhóm huyết thanh của vi khuẩn phế cầu nguy hiểm và lưu hành phổ biến nhất hiện nay, bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi tình trạng lây nhiễm vi khuẩn phế cầu, chặn đứng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm xoang…