Cây cảnh được mọi người sưu tầm nhiều với ý nghĩa chiêu tài lộc, hóa giải vận hạn. Có rất nhiều loại cây mang ý nghĩa phong thủy khác nhau trong đó phải kể đến cây Dây Nhện. Vậy cây Dây Nhện hợp mệnh gì? Có những ý nghĩa phong thuỷ gì? Cách trồng và chăm sóc ra sao? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
I. Sơ lược về cây dây nhện
Cây Dây Nhện thường được gọi là Lục Thảo Trổ, cỏ Điếu Lan, hay cây Mẫu Tử… thuộc chi Lục thảo (Chlorophytum). Là loài thực vật lọc khí thuộc họ Măng Tây có nguồn gốc từ Châu Phi. Cây được phân bố rộng rãi với hai giống chủ yếu là:
- Cây Cỏ Nhện (hay còn gọi là cỏ Điếu Lan) Lá có sọc màu trắng chạy dọc ở giữa lá, hai bên mép lá có màu xanh.
- Cây cỏ Mẫu Tử: Lá có sọc màu xanh ở giữa, hai bên rìa mép lá là sọc trắng.
Là loại cây cảnh thường được trồng trang trí sân vườn, hoặc nội thất, cây có sức sống mãnh liệt, ít sâu bệnh. Ngoài ra, cây Dây Nhện còn có ý nghĩa phong thủy giúp chiêu tài, thu hút may mắn, hóa giải vận hạn cho gia chủ.
Cùng tham khảo một số tin đăng bán nhà trên Mua Bán nhé!
II. Ý nghĩa cây dây nhện trong phong thuỷ
Theo các chuyên gia phong thủy, thì việc lựa chọn trồng cây phù hợp với bản mệnh là vô cùng quan trọng, điều này giúp gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi hanh thông trong mọi việc. Vậy cây dây nhện hợp mệnh gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu nội dung tiếp theo nhé!
1. Cây dây nhện hợp mệnh nào?
Mệnh Kim: Lá cây Dây Nhện nổi bậc với sọc trắng dài theo thân lá, màu trắng là màu tương sinh của bổn mệnh Kim. Cùng với hình dáng lá thon nhọn giống như lưỡi lê trắng, là hình ảnh tượng trưng của mệnh kim.
Người mệnh Kim sinh vào các năm như Nhâm Dần 1962, Quý Mão 1963, Canh Tuất 1970, Tân Hợi 1971, Ất Sửu 1985, Nhâm Thân 1992, Quý Dậu 1993,… có thể trồng cây Dây Nhện để gia tăng tài lộc, thu hút may mắn.
Mệnh Thủy: Theo ngũ hành tương sinh, Kim sinh Thủy nên bổn mệnh Thủy cũng có thể trồng cây Dây Nhện để chiêu tài lộc hay trấn giữ may mắn cho gia chủ.
Việc chọn cây trồng theo ngũ hành tương sinh là sự cộng hưởng của vạn vật giúp thúc đẩy mọi việc theo hướng tốt hơn.
Xem thêm: Cây tuyết sơn phi hồng: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tại nhà
2. Cây Dây nhện khắc với tuổi nào
Theo ngũ hành tương khắc thì Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa nên người mệnh Mộc và mệnh Hỏa không phù hợp để trồng cây. Vì thế những người mang mệnh Mộc và mệnh Hoả nên chọn những loại cây phù hợp hơn với bản mệnh của mình để có thể thu hút nhiều may mắn tài lộc.
III. Ý nghĩa của cây dây nhện trong đời sống
Cây Dây Nhện giúp tô điểm cho không gian sống của bạn thêm phần sang trọng, thoáng mát. Cây còn mang lại giá trị về sức khỏe cũng như tinh thần minh mẫn, tràn đầy năng lượng - đúng với cái danh xưng là cây lọc khí.
1. Cây cảnh trang trí
Với hình dáng đặc biệt cùng đặc tính dễ chăm sóc cây dây nhện thường được dùng trong trang trí văn phòng hay không gian sống của gia đình bạn. Màu sắc lá đặc biệt với sọc xanh và sọc trắng, mọc đan xen thành chùm tô điểm cho không gian sống của gia đình bạn thêm phần tươi tắn. Vì là cây ưa mát nên bạn có thể trang trí bất kỳ vị trí nào trong không gian sống của mình để tận hưởng không gian sống xanh gần gũi với thiên nhiên.
2. Thanh lọc không khí
Lá cây dây nhện thon dài mọc vương ra bốn phía giúp hấp thụ khí độc hại như carbon, xylen, fomandehit và benzen một cách nhanh chóng. Cây giúp thanh lọc không khí tối ưu cho gia đình bạn. Ngoài ra, cây dây nhện còn chứa chất chlorophyll giúp xua đuổi côn trùng và cây còn hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử trả lại không gian sống an lành an toàn.
3. Công dụng chữa bệnh
Rễ cây dây nhện được biết đến với công dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy, khó tiêu. Thân cây giã nhuyễn lấy nước uống giúp giải độc cơ thể hoặc đắp lên vết sưng bỏng nhẹ. Thêm một công dụng cho thấy trồng cây Dây Nhện trong nhà giúp tăng 15% trí nhớ và giảm stress hiệu quả vì màu sắc của cây có thể xua tan căng thẳng lo âu.
Xem thêm: Tổng hợp TOP 20+ cây trồng trong nhà không cần ánh sáng được ưa chuộng nhất
4. Quà tặng
Cây còn có cái tên gọi khác là cây Mẫu Tử nên rất thích hợp để làm quà tặng cho cha mẹ nhân dịp lễ đặc biệt. Cây Mẫu Tử đại diện cho tình cảm thiêng liêng gắn kết giữa mẹ và con.
IV. Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện
Cây dây nhện là loài cây thân thảo dễ trồng và chăm sóc, cây có thể trồng bằng hạt hay giâm cành. Tuy nhiên bạn có thể chọn cây đã được trồng sẵn để tiện chăm sóc trang trí. Chỉ cần đáp ứng đủ độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng cho cây thì cây sẽ phát triển tốt. Dưới đây là 2 cách trồng cây dây nhện phổ biến nhất:
1. Trồng cây dây nhện trong đất
Chọn giống: Bạn có thể đặt mua giống cây dây nhện trên mạng hay ghé cửa hàng cây cảnh để lựa chọn giống cây ưng ý. Giống cây được chọn phải có màu sắc lá tươi tắn, không bị vàng lá, lá cong đẹp. Đặc biệt là rễ cây xum xuê đã bám đất không bị thối rữa như vậy cây mới có thể phát triển tốt, ít sâu bệnh. Hoặc bạn có thể nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành.
Đất trồng: Cây thích hợp trồng ở đất tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Đất trồng phù hợp nhất là trộn 3 phần lá mục, 2 phần hữu cơ, 5 phần đất trồng. Đảm bảo dinh dưỡng đủ và thoát nước tốt là được.
Bón phân và tưới nước: Cây dây nhện thường gặp vấn đề như thối rễ, để khắc phục cần điều tiết phân bón. Cây trong thời kỳ sinh trưởng cần bổ sung phân bón pha loãng, cách từ 10-15 ngày chủ yếu là phân đạm thêm lượng vừa đủ phân lân và kali.
Tưới nước cho cây thì đảm bảo đủ độ ẩm vào mùa hè, kỵ nhất là tích nước. Ngoài ra cần phải phun sương cho lá cây, ngăn ngừa lá bị khô, giữ cho lá sạch và tránh những côn trùng vảy sắt bám trên lá.
Nhiệt độ và ánh sáng: Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15-25 ℃, nhiệt độ cao lá cây sẽ bị vàng, nhiệt độ thấp quá cây sẽ bị tổn thương do lạnh. Cây dây nhện là loại cây ưa bóng râm, không đòi hỏi ánh sáng nhiều, cây cũng chịu được ánh sáng yếu tuy nhiên lâu quá lá cây sẽ không còn bóng bẩy, tươi xanh nữa.
2. Trồng cây dây nhện trong nước
Chọn bình: Nên chọn bình thuỷ tinh hoặc bình nhựa trong suốt để bạn có thể dễ quan sát cây cũng như độ sạch của nước, tiện cho quá trình thay nước sau này.
Thúc rễ: Cây được chọn đem đi rửa sạch rễ, chú ý nhẹ nhàng không chà xát, cắt tỉa bỏ rễ già, thối sau đó đem ngâm với nước sạch 2 ngày cho cây quen với môi trường nước. Tiến hành pha dung dịch thủy canh. Pha 15ml dung dịch hidroponic cho 1 lít nước sạch. Cho cây vào bình chứa dung dịch thủy sinh để trồng.
Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất: Thỉnh thoảng buổi sáng bạn cần đem cây ra ánh sáng để cây quang hợp ít nhất là 1 tuần 1 lần đặc biệt trong môi trường máy lạnh. Bạn cần chú ý lượng nước trong bình thủy sinh để thay nước và bổ xung thêm dung dịch thủy sinh cho cây phát triển tốt. Phải quan sát cây thường xuyên nếu có dấu hiệu thối rễ, vàng lá thì nhanh chóng loại bỏ phần rễ hư, bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước) giúp bộ rễ cây hô hấp tốt hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giải đáp một số thông tin về cây dây nhện hợp mệnh gì, ý nghĩa cách trồng và chăm sóc. Hy vọng thông tin mà Muaban.net đem đến cho bạn thực sự hữu ích. Mong rằng mọi người đều có thể lựa chọn cho mình loại cây phù hợp để mang lại may mắn cũng như niềm vui trong cuộc sống.
Đừng quên thường xuyên truy cập Muaban.net để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin bổ ích nào về chia sẻ kinh nghiệm, phong thuỷ, mua bán nhà đất,… nhé!
Tham khảo thêm:
- Cây kim ngân lượng hợp mệnh gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây
- Cây vạn niên thanh hợp mệnh gì, tuổi gì? Ý nghĩa phong thủy ít người biết đến
- Mệnh Thuỷ hợp cây gì? 13 cây cảnh phù hợp nhất cho mệnh Thuỷ