Cách viết CV xin việc đúng chuẩn, ấn tượng sẽ giúp các ứng viên tăng khả năng trúng tuyển. Vậy cùng tìm hiểu sơ lược qua về CV là gì cũng như cách viết CV xin việc hay, ấn tượng nhé!
Tạo CV xin việc nhanh ngay TẠI ĐÂY !
CV là gì?
CV là từ viết tắt của thuật ngữ Curriculum Vitae hiểu đơn giản là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng liên quan tới vị trí công việc ứng tuyển. Đây là một giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc của bạn. Là công cụ giúp ứng viên và nhà tuyển dụng có thể hiểu nhau một cách dễ dàng hơn.
Một bản CV thiết kế chuẩn và ấn tượng sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp để bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Do vậy việc chuẩn bị một bản CV chỉn chu sẽ là bước đầu tiên và quan trọng để bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Vai trò của CV xin việc khi ứng tuyển
Đối với ứng viên
Đối với người tìm việc CV được coi như một loại phương thức “quảng bá” bản thân với nhà tuyển dụng. Chức năng chính của CV chính là dùng để giới thiệu thông tin bản thân ứng viên, kinh nghiệm làm việc, những mục tiêu và kỹ năng nghề nghiệp hiện có. Từ đó giúp ứng viên tạo ấn tượng ban đầu trước nhà tuyển dụng và tăng cơ hội được mời tới buổi phỏng vấn.
Đối với nhà tuyển dụng
Đối với nhà tuyển dụng CV xin việc có chức năng giúp họ biết được sơ lược về những người lao động muốn xin việc tại công ty của họ. Một vị trí tuyển dụng sẽ có rất nhiều hồ sơ ứng viên được gửi đến. Nhà tuyển dụng sẽ mất khá nhiều thời gian để sàng lọc hồ sơ ứng viên. CV xin việc sẽ giúp họ nắm sơ lược về thông tin ứng viên, tiết kiệm thời gian sàng lọc.
Điểm khác biệt giữa CV và resume là gì?
Về cơ bản, CV và Resume cùng là sơ yếu lý lịch tổng hợp thông tin cơ bản của một ứng viên, bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc…
Thế nhưng, giữa hai bản sơ yếu lý lịch này có đến 5 điểm khác nhau:
- Cái tên: CV là viết tắt của Curriculum Vitae, tương đương Course of life trong tiếng Anh, còn Résumé có nghĩa tương đương với Summary.
- Độ dài của CV không hạn chế nhưng Resume là bản tóm tắt nên chỉ được tóm gọn trong 1-2 trang.
- Resume chỉ sử dụng trong tuyển dụng việc làm, CV có thể sử dụng trong cả quá trình xin thực tập, xin học bổng…
- Cách trình bày của bản Resume cũng linh động và sáng tạo hơn CV
- Mức độ phổ biến của CV và Resume cũng khác nhau tùy vào từng quốc gia
Cách viết CV xin việc đúng chuẩn
Thông tin cá nhân trong CV
Do CV chỉ là một bản tóm tắt những thông tin cơ bản nhất của ứng viên nên ở phần giới thiệu bản thân trong CV, các ứng viên tuyệt đối không giới thiệu quá dài dòng.
Bạn cần tóm tắt ngắn gọn các thông tin cơ bản về bản thân, bao gồm họ tên họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ mail thật chuyên nghiệp, cũng như một số điện thoại để tiện liên lạc là đủ.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV
Mục tiêu nghề nghiệp hiểu đơn giản là đích đến sự nghiệp mà bạn hướng đến trong tương lai. Mục tiêu nghề nghiệp sẽ bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp, các ứng viên chỉ cần nêu rõ những dự định mà bạn muốn có trong tương lai. Đó có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn. Bạn cần xác định rõ để biết bản thân cần làm gì để đạt được những mục tiêu này.
Tuy nhiên, một cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà các ứng viên cần phải chú ý đó là đừng đặt mục tiêu quá cao, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực nếu không đạt được mục tiêu này. Mục tiêu nghề nghiệp cũng không nên quá chung chung hay sao chép ở đâu đó vì nhà tuyển dụng sẽ không thấy được sự khác biệt giữa bạn và các ứng viên khác.
Kinh nghiệm làm việc trong CV
Kinh nghiệm là việc là phần sẽ trình bày những công việc mà bạn đã từng làm trước đây. Một bí kíp với phần kinh nghiệm làm việc trong CV đó là bạn chỉ nên viết vào bản CV những công việc có liên quan tới vị trí mà bạn đang mong muốn ứng tuyển để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khi trình bày kinh nghiệm làm việc bạn nên bắt đầu từ những công việc gần đây nhất trở về trước. Bao gồm các thông tin liên quan đến công ty, vị trí làm việc, thành thích hay giải thưởng nếu có.
Nếu bạn đang là sinh viên và chưa hề có bất cứ kinh nghiệm, hãy đừng ngại ngần đưa những công việc làm thêm mà bạn đã từng trải qua, những công việc này sẽ giúp cho bạn học hỏi được thêm rất nhiều kĩ năng cũng như tăng cường bản lĩnh để đối đầu với những điều khó khăn hơn ở trong công việc sắp tới mà ứng viên đang mơ ước.
Kỹ năng trong CV xin việc
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức trong quá trình học tập và cuộc sống và công việc để ứng dụng và công việc nào đó mang tính chuyên môn cao. Đối với phần các kỹ năng trong CV, ứng viên chỉ nên đưa các kĩ năng có liên quan tới công việc như: kĩ năng giao tiếp; thuyết phục (đối với CV nhân viên kinh doanh) hoặc những kĩ năng đặc thù của công việc mà bạn có nhưng phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển là đủ. Ví du: kĩ năng lập trình web, kĩ năng thiết kế (đối với CV xin việc IT)…
Thông qua các kỹ năng mà bạn đưa vào CV nhà tuyển dụng sẽ xem xét và đánh giá trình độ của bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong CV
Với mục điểm mạnh điểm yếu trong CV, các ứng viên nên thành thật với các điểm yếu của bản thân, đừng ngại thừa nhận với nhà tuyển dụng không chỉ trên CV mà còn là ở cả trong vòng phỏng vấn. Ai cũng có điểm yếu của mình nhưng nếu bạn biết mình ở đâu và có cách khắc phục thì chuyện gì cũng sẽ thành công.
Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có)
Với phần này, các ứng viên chỉ cần nêu ra những chứng chỉ liên quan tới công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích trong những công việc chuyên môn là được.
Ngoài ra, bạn có thể trình bày thêm một số thông tin khác như sở thích, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn… để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bạn.
➡️ Tham khảo: Cách biến sở thích trong CV thành “điểm cộng” ấn tượng với nhà tuyển dụng
Những lưu ý trong cách viết cv xin việc
Mẫu CV xin việc viết tay cũng là một hình thức thiết kế CV đẹp mà lại khá độc đáo dành cho các ứng viên trong tình cảnh hầu hết các CV đều được thiết kế trên máy tính. Tuy nhiên, cách viết CV xin việc viết tay này chỉ dành cho những người khéo léo và có nét chữ dễ nhìn.
Cũng giống các hình thức tạo CV xin việc khác, việc thiết kế mẫu CV xin việc viết tay cũng cần các ứng viên có những điều chú ý riêng như:
- Đưa các thông tin quan trọng lên đầu: nhà tuyển dụng hiện chỉ có chưa tới 10s để có thể đọc các thông tin ứng viên. Do đó cần phải đưa những thông tin quan trọng như: kinh nghiệm làm việc, thành tích lên đầu.
- Độ dài tối đa 2 trang A4
- Không được viết tắt, viết sai chính tả
- Dùng từ ngữ chuyên ngành để mô tả chính xác công việc
- Tránh các từ ngữ mang tính chất nổ quá đà
- Trung thực với thông tin đưa ra
- Cung cấp các con số khác nhau để tăng sự thuyết phục cho phần kinh nghiệm làm việc cũng như thành tích trong công việc.
Một số cách tạo CV xin việc làm cần biết
Nếu như không thể viết hay không có thời gian viết cv xin việc. Thì tạo cv online là một cách giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Cùng tham khảo những cách tạo dưới đây nhé
Tạo CV xin việc online miễn phí
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể sở hữu được một mẫu CV online đẹp, miễn phí để sẵn sàng cho buổi phỏng vấn xin việc trước mắt:
- Bước 1: Truy cập http://cv.timviec.com.vn/ và click “Tạo CV ngay” để lựa chọn mẫu CV trực tuyến phù hợp với ngành nghề, nhu cầu tìm việc của bản thân.
- Bước 2: Tạo tài khoản, đăng nhập để bắt đầu chỉnh sửa thông tin trên mẫu CV của mình.
- Bước 3: Điền thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp, bằng cấp, kỹ năng… vào từng mục tương ứng có sẵn trên CV.
- Bước 4: Kiểm tra lại các lỗi chính tả, cách trình bày, sau đó ấn Lưu và Download mẫu CV xin việc về máy tính.
- Bước 5: Giờ bạn chỉ cần mang USB (hoặc bất cứ công cụ lưu trữ thông tin nào khác) chứa file PDF này ra hàng photocopy để họ in trên khổ giấy A4 là được. Đừng quên dán ảnh cá nhân với kích cỡ 3×4 hoặc 4×6 tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng để có một bản cứng CV hoàn thiện nhé.
100+ MẪU CV ĐỘC ĐÁO !
Cách làm CV xin việc trên máy tính
Tạo mẫu CV xin việc file word
Để có thể chinh phục được nhà tuyển dụng, việc có được một mẫu CV đơn giản mà lại đẹp không phải là một chuyện dễ dàng, nhất là với những ứng viên không biết cách sử dụng các phần mềm thiết kế CV hiện nay. Do đó, CV xin việc file word đã trở thành một cứu cánh dành cho những ứng viên này. Tuy nhiên, bạn cần phải xác định được một kiểu CV phù hợp cho bản thân mình. Dưới đây là các bước tạo mẫu CV xin việc file word
Bước 1: Xác định bố cục và nội dung của CV
Bố cục cơ bản của một mẫu CV xin việc thường bao gồm: Thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu, kinh nghiệm, và kỹ năng chuyên môn. Bạn chỉ cần dựa vào vị trí ứng tuyển của mình để lựa chọn cách trình bày nội dung cho phù hợp.
Bước 2: Chọn thông tin viết vào CV
Hãy xác định những thông tin quan trọng cần đưa vào CV trước khi bắt tay thực hiện để tránh mất thời gian.
Cách làm CV bằng Powerpoint
Khi đã sàng lọc những thông tin cần thiết mà bạn cần phải đưa vào trong CV bạn đã có thể tiến hành thực hiện các bước làm CV bằng powerpoint rồi.
Bước 1: Lựa chọn kích thước cho CV
Bước này giống như bước lựa chọn khổ giấy trong word vậy, bạn cần lựa cho mình một khổ giấy phù hợp. Khổ giấy thông dụng nhất thường được lựa chọn dùng là A4. Các bước thực hiện các bước lựa chọn khổ giấy như sau:
Chọn “Design - page setup - Slides sized for A4 paper - Orientation - Portrait”
Bước 2: Xây dựng bố cục
Với những thông tin bạn đã qua sàng lọc hãy tính toán làm sao có thể đưa vào trong khổ giấy A4 đã lựa chọn vừa vặn nhất. Đừng nên viết quá dài dòng, cũng không nên quá cộc lốc, cân bằng lượng thông tin sao cho vừa đủ. Hãy nhớ rằng chỉ cần đủ thông tin cần thiết không cần giải thích lan man.
Nếu bạn không có khả năng trong việc sáng tạo cách làm CV thì đừng cố tạo ra sự khác biệt hãy viết nội dung theo hàng ngang hoặc chia Cv thành 2 phần bằng nhau rồi viết. Còn nếu bạn là người có kĩ năng về thiết kế hãy lựa chọn cách phân chia bố cục theo cách của mình, nhưng vẫn phải trong khuôn khổ 1 tờ A4.
Bước 3: Dựng khung cho CV
Bạn hãy lên ý tưởng về khung CV của mình theo hình khối thông thường hay các dạng hình khác như: tròn, tam giác, vuông. Sau đó thì thực hiện thao tác chọn “Insert” - “shapes” rồi chọn lựa những hình dáng theo ý thích của bạn.
Lưu ý: Trước khi chọn hình bạn nhấn đúp chuột và xóa 2 mục ô trên trang giấy nhé!
Bước 4: Điền nội dung
Bước này bạn đưa những nội dung mình cần thiết vào khu vực bố cục đã đã phân chia sẵn. Không giống như word, để có thể viết chữ trong powerpoint bạn cần phải thực hiện những thao tác sau:
Chọn “Insert - textbox” rồi sau đó gõ những kí tự mình cần điền vào khu vực cần thiết. Lưu ý nên lựa chọn những phông chữ thông dụng dễ nhìn, kích thước là 12, khoảng cách 1.2 hoặc 1,3.
Bước 5: Trang trí cho CV
Sau khi đã điền đầy đủ những thông tin cần thiết bạn tiến hành bước cuối cùng là trang trí cho CV của mình. Với những công việc thuộc lĩnh vực như tài chính, kế toán, thương mại không nên sử dụng quá nhiều icon hay những hình vẽ thiếu nghiêm túc nhé, vì thông thường nhà tuyển dụng những lĩnh vực đó luôn yêu cầu sự nghiêm túc.
Phần mềm tạo CV khác
Bên cạnh cách làm CV xin việc trên máy tính bằng những công cụ chuyên dụng được cài đặt sẵn như word, excel, powerpoint thì những phần mềm làm CV như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator… cũng được sử dụng khá phổ biến, giúp người dùng thỏa sức sáng tạo theo ý thích của mình.
Xem thêm: Cách tạo CV xin việc trên điện thoại đơn giản, dễ thực hiện
Cách viết CV xin việc ấn tượng với nhà tuyển dụng
Cách viết CV xin việc dựa theo kinh nghiệm làm việc
Mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Mẫu CV dành cho đối tượng những bạn sinh viên mới tốt nghiệp thường rất được quan tâm. Bởi lẽ, họ là đối tượng chưa có kinh nghiệm nhất trong việc làm CV. Vậy nên, những mẫu CV xin việc được tạo ra dành cho những đối tượng này thường chú trọng nhiều đến sự đơn giản. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn làm CV. Dưới đây là mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, bạn có thể tham khảo:
TẠO NGAY MẪU CV NÀY TẠI ĐÂY!
Mẫu CV thực tập sinh
Mẫu CV xin thực tập thường không có nhiều nội dung, đặc biệt ở phần kinh nghiệm làm việc. Do đó, bạn nên nhấn mạnh vào những lợi thế trong chuyên ngành học và những hoạt động xã hội của bản thân. Ngoài ra, một số kinh nghiệm làm việc part time hoặc các kỹ năng có thể làm tốt công việc cũng trở thành điểm mạnh giúp bạn được đánh giá cao hơn so với các ứng viên khác.
Xem ngay mẫu CV thực tập sinh tại đây !
Cách viết CV xin việc theo ngôn ngữ
Cách viết mẫu CV tiếng anh đơn giản
Rất nhiều những bạn sinh viên mới ra trường cảm thấy bỡ ngỡ khi làm CV xin việc, đặc biệt là CV tiếng anh. Dù đã tìm kiếm các mẫu CV tiếng anh hay trên internet nhưng nhiều ứng viên vẫn bối rối không biết đâu mới là mẫu chuẩn. Vậy tạo CV tiếng anh online cần phải đáp ứng đủ những yếu tố nào?
- Thông tin cá nhân ( Personal details)
Trong phần mục này các bạn cần nêu đầy đủ các thông tin về: Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ hiện tại, số điện thoại, email. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trích dẫn mục tiêu sống hay những câu nói mà bạn tâm đắc một cách ngắn gọn để thể hiện bản thân mình.
- Mục tiêu nghề nghiệp (career objective)
Phần mục này sẽ cần nêu rõ ràng những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn. Với CV tiếng anh thì bạn có thể coi đó chính là nơi để bạn “quảng cáo” bản thân. Vậy nên hãy tận dụng nó, viết rõ ràng những mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được trong thời gian tới.
- Trình độ học vấn hay các loại bằng cấp sở hữu ( education and qualifications)
Phần mục này chỉ cần nêu ngắn gọn và đầy đủ về trình độ của bạn. Với phần trình độ học vấn bạn nên thêm khoảng thời gian bạn được đào tạo. Với bằng cấp bạn chỉ cần liệt kê những bằng cấp, chứng chỉ mình sở hữu là đủ.
- Kinh nghiệm làm việc (work experience)
Trong CV xin việc bằng tiếng Anh, hãy sử dụng một vài từ để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân: developed, planned, created,…
- Sở thích cá nhân hay các thành tựu đã đạt được (interests and achievements)
Đây là phần mục có hoặc không có cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến nội dung CV xin việc của bạn. Vậy nên hãy nêu thật ngắn gọn, tránh lan man để nhà tuyển dụng có thể tập trung vào những phần quan trọng hơn.
- Kỹ năng (skills)
Đây là mục quan trọng, hay đưa ra những kỹ năng mềm mà bạn sở hữu thật đầy đủ. Bên cạnh đó là những kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn phục vụ cho vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ như là, với CV tiếng Anh kế toán cần đưa các kỹ năng chuyên ngành kế toán vào trong.
Với CV trợ giảng tiếng Anh trên cơ bản sẽ có bố cục tương tự như các mẫu CV bằng tiếng Anh khác. Tuy vậy, bạn cần lưu ý rằng hãy thêm phần sở thích cá nhân, cùng hoạt động xã hội đã từng thực hiện vào nhé. Những sở thích cá nhân nên liên quan đến công việc như: năng động, hòa đồng, thích trẻ nhỏ….
Với nội dung, bố cục hoàn chỉnh, bạn hoàn toàn có thể nắm được cách viết email gửi cv bằng tiếng Anh để tiếp cận nhà tuyển dụng rồi!
Tham khảo ngay các mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp !
Cách viết CV tiếng Việt chuyên nghiệp, ấn tượng
Không có bất kì một tiêu chuẩn nào về mẫu CV hay, một bản CV ấn tượng để dựa vào. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những cách đánh giá riêng của mình về tiêu chuẩn với CV của ứng viên. Vậy nên, bạn không nên dùng tiêu chuẩn của những nhà tuyển dụng công ty A mà áp đặt cho công ty B để rồi hoang mang không biết tại sao mình thất bại.
Đối với CV tiếng Việt, yêu cầu được đặt ra chắc chắn sẽ khắt khe hơn CV được viết bằng tiếng Anh. Vậy nên, sự chỉnh chu trong cách trình bày chính là điểm cộng lớn giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Muốn làm được điều đó thì bạn cần chú ý những vấn đề sau:
Những thao tác cần tránh khi trình bày mẫu CV xin việc file word tiếng Việt sao cho chuyên nghiệp nhất như sau:
- Lề căn hẹp, ít khoảng trống cho mắt “nghỉ” (dưới 2,5 cm mỗi bên)
- Cỡ chữ sử dụng quá nhỏ hoặc quá to. (Tiêu đề nên dùng cỡ 14, văn bản 11 hoặc 12)
- Lạm dụng quá kiểu chữ gạch chân ở phần tiêu đề
- Sử dụng màu sắc lòe loẹt, không thống nhất
- Phông chữ hoa lá, vằn vện gây rối mắt. Nên sử dụng phông chữ Arial hoặc Time new roman, tahoma…
- Có quá nhiều kiểu định dạng khác nhau trên cùng một trang
- Thông tin quá nhiều trên một mặt giấy
Những thao tác cần tránh khi tạo bản cứng:
- Bản in chất lượng kém, tối, màu nhòe, vỡ nét, giấy mỏng, ổ vàng.
- Ảnh cá nhân nhòe, không rõ mặt, khu vực dán ảnh xộc xệch, thiếu chỉnh chu
- CV không phẳng phiu, quăn mép, nhàu nhĩ
- CV bị gập đôi, gây vết hằn giữa CV
Tham khảo: Cách download mẫu CV tiếng Việt đẹp ấn tượng
Bí quyết tạo CV xin việc ấn tượng cho các ngành nghề
Mặc dù bố cục CV của bất kể ngành nghề nào cũng có kết cấu như nhau, nhưng nhiều người chắc hẳn không biết mỗi ngành nghề lại có những cách tạo ấn tượng riêng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cách tạo ấn tượng cho CV các ngành nghề nha!
Mẫu CV xin việc kế toán
Xem ngay mẫu CV kế toán tại đây !
Mẫu CV xin việc kế toán ấn tượng sẽ bao gồm những mục cơ bản và bắt buộc phải có để bạn có thể cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng như: Thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, hoạt động ngoại khóa, bằng cấp chứng chỉ, sở thích, ngôn ngữ, kỹ năng làm việc.
Với mẫu CV kế toán, bạn không cần quá chú trọng vào kiểu dáng mà hãy chú trọng vào cách trình bày và nội dung trong CV. Một CV có màu sắc đơn giản, nhưng được trình bày sạch đẹp, sáng sủa, gọn gàng và nghiêm túc đã đủ để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.
CV xin việc ngân hàng
Mẫu CV xin việc ngân hàng cũng tương tự như kế toán, bạn cần chú trọng vào nội dung kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp bản thân. Sự chuyên nghiệp của bạn sẽ được thể hiện ở một bản CV có màu sắc trang nhã, trình bày gọn gàng, dễ nhìn, nghiêm túc. Khi lựa chọn ảnh cá nhân hãy chọn những tấm hình rõ nét, sáng sủa, đẹp mắt nhé!
CV công nghệ thông tin
Cũng giống như những ngành nghề khác, CV công nghệ thông tin phải đầy đủ các nội dung cần thiết. Cách viết CV IT tiếng Việt hay CV IT tiếng anh cũng cần đầy đủ những nội dung như sau:
- Trình độ học vấn
Bằng cấp chuyên ngành CNTT - trường Đại học/Cao đẳng đã từng học, hoặc có thể liệt kê các chứng chỉ, khóa đào tạo liên quan đến công việc ứng tuyển.
- Kinh nghiệm làm việc
+ Nếu bạn là người có nhiều kinh nghiệm, liệt kê tóm tắt các công việc đã thực hiện (công ty nào, chức vụ đã làm là gì,…).
+ Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn nên đề cập đến các dự án CNTT tham gia ở trường Đại học/Cao Đẳng (mô tả dự án: quy mô, nhiệm vụ của bạn khi tham gia dự án, kinh nghiệm hay kỹ năng học hỏi được trong dự án đó,…). Chú ý ở đây, bạn hãy sắp xếp chúng theo thời gian từ gần đến xa.
- Kỹ năng làm việc
Đối với cách viết CV lập trình viên, trong phần này bạn chỉ nên viết những kỹ năng bạn biết và đã có thời gian thử nghiệm (ví dụ: mức C++ cấp Expert 4/5). Ngoài ra bạn có thể liệt kê một số kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp tốt, làm việc nhóm, sắp xếp thời gian làm việc khoa học,…
Mẫu CV nhân viên kinh doanh
Để có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV xin việc nhân viên kinh doanh bạn nhất định không được mắc những lỗi cơ bản sau đây:
- Bố cục CV phân chia không hợp lý, sử dụng quá nhiều màu sắc gây rối mắt.
- Vẫn còn mắc một số lỗi sai chính tả trong CV xin việc
- Kinh nghiệm làm việc liệt kê quá miên man không điểm nhấn ấn tượng
- Dài dòng, lan man không tập trung vào vấn đề trọng tâm
- Nội dung kinh nghiệm làm việc không liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển
- Font chữ không phù hợp với sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của công việc.
Mẫu CV xin việc bán hàng, marketing
Đối với mẫu CV xin việc bán hàng hay CV marketing tương đối giống nhau, ngoại trừ một số kinh nghiệm đặc thù. Tuy nhiên, về cơ bản là chúng giống nhau, vậy nên cách tạo bí quyết viết CV hay cũng có thể áp dụng tương tự. Một số tip giúp bạn có một CV hay:
- Nội dung CV giải thích rõ những vị trí, nhiệm vụ từng làm trong quá khứ
- Thêm vào những con số thực tế để chứng minh năng lực bản thân
- Sử dụng những từ ngữ chuyên ngành liên quan
- Liệt kê một cách trung thực những tố chất phù hợp với vị trí công việc ứng tuyển
- Hình thức CV cần bắt mắt, ấn tượng nhất là đối với những ứng viên dự tuyển vào công việc thuộc lĩnh vực Marketing.
CV xin việc xây dựng
Với cách viết CV xin việc xây dựng có một chút tương đối khác so với những kiểu CV khác. Lĩnh vực ngành nghề này Cv thường được chia thành 2 loại là: CV xin việc theo thời gian và CV xin việc theo chức năng. Bạn cần phải biết CV của mình sẽ tập trung vào dạng nào để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- CV xin việc xây dựng theo thời gian: tập trung đưa ra những kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian của ứng viên. Đây cũng là dạng CV được sử dụng nhiều nhất bởi hiệu quả nó đem lại.
- CV xin việc ngành xây dựng theo chức năng: thường sử dụng cho vị trí kỹ sư xây dựng. Loại CV này sẽ chủ yếu nhấn mạnh vào các kỹ năng, kinh nghiệm và thành quả bạn đã đạt được.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã biết rõ hơn về cách viết CV xin việc hay và ấn tượng để phù hợp với từng ngành nghề. Nếu đang băn khoăn không biết lựa chọn mẫu CV nào phù hợp hãy đến với Timviec.com.vn để vừa có thể kiếm công việc phù hợp, vừa có hàng trăm mẫu CV đẹp cho bạn lựa chọn.