Rượu tỏi có tác dụng gì Cách ngâm rượu tỏi tại nhà

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn mạnh, nhiều chất chống oxy hóa còn rượu lại có tính sát trùng tốt. Khi kết hợp 2 nguyên liệu này, người xưa đã tạo ra rượu tỏi với nhiều cách dùng khác nhau. Để tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, mời bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Rượu tỏi có tác dụng gì?

Rất nhiều kinh nghiệm dân gian truyền lại rằng, dùng rượu tỏi có thể chữa bệnh. Nhưng đây liệu có phải sự thật? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Tác dụng của tỏi với sức khỏe

Rượu tỏi được tạo thành từ 2 nguyên liệu chính là tỏi và rượu nên khám phá công dụng của tỏi cũng là cách giúp bạn hiểu hơn rượu tỏi có tác dụng gì. Hoạt chất nổi bật trong tỏi có thể kể đến hàm lượng lớn aliin.

Hoạt chất này khi được tác động, giã dập sẽ tạo thành allicin - chất kháng khuẩn cực mạnh. Đây cũng là lý do vì sao khi sử dụng tỏi, người xưa thường giã, đập dập tỏi.

Rượu tỏi có tác dụng gì Cách ngâm rượu tỏi tại nhà 1

Tỏi có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn nên phòng chống được nhiều bệnh

Hoạt chất allicin có tác dụng giảm viêm hiệu quả, có vai trò quan trọng trong việc chống oxy hóa. Ngoài loại hoạt chất đặc biệt này, tỏi còn có chứa nhiều vitamin và enzyme khác, đem lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Phòng chống đông máu.
  • Cải thiện tốc độ, lưu lượng máu, giúp lưu thông máu.
  • Hoạt động như một dạng kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng, nấm và ký sinh trùng gây hại.
  • Tốt cho người bệnh mỡ máu.
  • Hỗ trợ đào thải độc tố nguy hiểm trong cơ thể như chì, thủy ngân,...
  • Chống lão hóa, chống oxy hóa tế bào, ngăn ngừa gốc tự do tấn công tế bào.
  • Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

Công dụng của rượu tỏi

Sau khi tìm hiểu về công dụng của tỏi đối với sức khỏe thì dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc biết về công dụng của rượu tỏi là gì? Theo như chia sẻ từ nhiều người có áp dụng bài thuốc tự nhiên để chữa bệnh cho hay, rượu tỏi có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ cải thiện những vấn đề về đường hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, đau sưng họng,...
  • Điều hòa huyết áp ổn định hơn, đặc biệt thích hợp với người bị cao huyết áp.
  • Làm giảm cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy hấp thụ lượng cholesterol có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch cũng là một công dụng của rượu tỏi.
  • Rượu tỏi còn được xem như một loại thuốc chống tiểu đường, ngăn chặn tiểu đường tiến triển nặng hơn.
  • Tăng hiệu suất, năng lượng khi tập thể dục, thể thao, hạn chế tình trạng căng cơ đau nhức sau khi tập luyện.
  • Một số vấn đề về tiêu hóa có thể dùng rượu tỏi để hỗ trợ điều trị như viêm loét hay xuất huyết đường tiêu hóa,...
  • Phòng chống ung thư.

Như vậy, rượu tỏi có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, không chỉ là dược liệu để trị bệnh mà còn hỗ trợ ngăn ngừa rất nhiều vấn đề sức khỏe không mong muốn. Ngoài những tác dụng nêu trên, rượu tỏi còn có hiệu quả đặc biệt với người bị viêm xoang.

Cụ thể hơn, rượu tỏi giúp tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút,... đồng thời tăng sức đề kháng, làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau nhức đầu, sổ mũi, niêm mạc sưng tấy, khó thở,...

Rượu tỏi có tác dụng gì Cách ngâm rượu tỏi tại nhà 2

Rượu tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh về đường hô hấp

Cách ngâm rượu tỏi tại nhà chữa nhiều loại bệnh

Ngoài thắc mắc về tác dụng của rượu tỏi, nhiều người cũng muốn tham khảo thêm cách tự làm rượu tỏi tại nhà. Dưới đây là những bước làm rượu tỏi nhanh chóng, hiệu quả nhất, giúp bạn bồi bổ cơ thể luôn khỏe mạnh.

Nguyên liệu:

  • 200g tỏi trắng đã bóc sạch vỏ.
  • 500ml rượu trắng khoảng 40 độ.
  • Bình thủy tinh thể tích vừa đủ, được rửa sạch.

Cách làm:

  • Đầu tiên, bạn bóc sạch lớp vỏ bên ngoài của tỏi, lưu ý không đem rửa với nước vì nếu dính nước, khi làm rượu tỏi sẽ bị hỏng không dùng được.
  • Tỏi đem cắt lát hoặc giã dập rồi để ngoài không khí khoảng 15 - 30 phút.
  • Đun một nồi nước sôi, từ từ cho bình thủy tinh đã chuẩn bị vào để diệt khuẩn, tránh làm hỏng rượu tỏi khi ngâm.
  • Lau khô bình thủy tinh rồi xếp lần lượt tỏi đã cắt vào, cho rượu vào sau cùng là xong.
  • Bạn đậy kín nắp bình rượu tỏi và ngâm ít nhất 10 ngày trước khi sử dụng.

Cách làm rượu tỏi này khá đơn giản, nguyên liệu có sẵn dễ tìm. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần lưu ý tỏi cắt lát sẽ rất dễ nổi lên trên bề mặt rượu nên khi nhận thấy tình trạng này, bạn hãy lắc nhẹ bình rượu tỏi hoặc úp ngược lại để rượu thấm đều các lát tỏi ngâm nhé. Màu sắc của rượu tỏi cũng thay đổi theo thời gian, càng để lâu sẽ càng sậm, màu chuyển dần từ vàng nhạt sang nâu đậm hoặc nâu cánh gián.

Uống rượu tỏi cần lưu ý gì?

Câu hỏi rượu tỏi có tác dụng gì và cách làm rượu tỏi đã được giải đáp qua những thông tin trên. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc rượu tỏi tốt như vậy và cần uống như thế nào để đạt hiệu quả không?

Rượu tỏi có tác dụng gì Cách ngâm rượu tỏi tại nhà 3

Rượu tỏi để càng lâu sẽ có màu càng đậm

Nhiều người luôn nghĩ rằng, những thực phẩm tốt cho sức khỏe nên uống càng nhiều càng tốt, dẫn đến việc sử dụng vô tội vạ. Dưới đây là một số lưu ý không nên bỏ qua khi muốn dùng rượu tỏi để uống:

  • Tỏi là thực phẩm có mùi đặc trưng và khá khó phai nên khi đem ngâm rượu cũng không làm tỏi bị mất hoàn toàn mùi vị. Vì vậy, sau khi uống rượu tỏi, bạn nên ăn hoa quả hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh mùi hôi khó chịu.
  • Muốn chữa các bệnh về đường hô hấp, bạn nên kết hợp uống rượu tỏi và vệ sinh cổ họng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Ngoài uống rượu tỏi để bảo vệ sức khỏe, bạn cũng nên chú ý hơn đến thực đơn hàng ngày. Hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh,... tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,...
  • Người bị viêm khớp cũng nên dùng rượu tỏi để xoa bóp chân, bệnh tình sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc tỏi ngâm rượu có tác dụng gì. Trong trường hợp sau khi dùng rượu tỏi bị dị ứng, kích ứng, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, xử lý kịp thời.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/ru-ti-c-tc-dng-g-cch-ngm-ru-ti-ti-nh-long-chu-a31193.html