Có lẽ trong chúng ta cũng đã nghe qua hai từ “hậu cần” nhưng thực sự hiểu rõ thì chắc có rất ít người. Vậy hậu cần là gì, làm những công việc gì, để trở thành nhân viên ngành hậu cần cần những điều kiện nào… Những băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể ngay sau đây, bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Hậu cầu là cụm từ Hán Việt được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: quân đội, sự kiện, logistic, văn hóa nghệ thuật, kinh tế… Và trong từng lĩnh vực thì nghề hậu cần lại có những đặc điểm riêng.
Xét về điểm chung thì người làm công việc hậu cần sẽ hỗ trợ cho nhiệm vụ, công việc chính của người khác để tạo nên sự thành công. Thường thì đa số người ngoài lại không nhìn thấy sự trợ giúp đắc lực của ban hậu cần.
“Hậu cần là những công đoạn phía sau thành quả nào đó. Nó bao gồm những việc mà người ngoài không nhìn thấy được.”
Vai trò của hậu cần quan trọng không? Câu trả lời đó là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả, tiến độ hoàn thành, sự thành công của công việc. Nếu không có ban hậu cần, mọi việc sẽ gặp khó khăn, bị chậm, đình trệ dễ gặp rủi ro, thất bại…
Để các bạn dễ hình dung về vai trò của hậu cần, hãy cùng xem ví dụ: Buổi trình diễn văn nghệ thành công là có sự đóng góp không nhỏ của cả một đội ngũ hậu cần đứng đằng sau như người trang điểm, người phụ trách trang phục, người điều chỉnh hiệu ứng ánh sáng…
Vai trò ngành hậu cần quân đội lại vô cùng đặc biệt. Những người làm công tác hậu cần có nhiệm vụ đảm bảo vật chất, sinh hoạt, vận tải, quân tư trang, huấn luyện và tác chiến cho lực lượng vũ trang.
Đến đây các bạn đã hiểu được khái niệm và vai trò của hậu cần là gì rồi. Tiếp theo, hãy cùng xem nghề hậu cần là làm những công việc gì nhé.
Trong quân đội thì hậu cần là một công việc vô cùng quan trọng. Công việc của những người làm ở bộ phận hậu cần gồm: may quần áo, quân tư trang; nuôi trồng và chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất súng đạn, máy móc quân sự…
Các chiến sĩ chỉ việc huấn luyện tốt, thực hiện nhiệm vụ tốt, còn mọi vấn đề liên quan tới ăn uống, quân tư trang đã có ban hậu cần chuẩn bị chu đáo.
Trong Logistics người làm hậu sẽ đảm nhiệm việc giao nhận hàng, đóng gói bao bì, làm thủ tục hải quan, vận chuyển, lưu kho, làm giấy tờ, ghi mã ký hiệu… Những nhân viên quản trị hậu cần sẽ tham gia vào quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.
Tóm lại, ban hậu ngành này có thể làm nhiều công việc khác nhau: lên kế hoạch phân tích, thu mua, kiểm kê, quản lý hàng hóa, điều phối viên…
Hệ thống hậu cần có thể hiểu là các loại máy móc thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các người làm công việc hậu cần. Nó là yếu tố quan trọng trong công tác hậu cần hiện nay.
Ví dụ: hậu cần trong quân đội thì hệ thống hậu cần là trang thiết bị, vũ khí… để phục vụ quá trình làm nhiệm vụ. Trong doanh nghiệp là các thiết bị đóng gói, vận chuyển…
Để trở thành nhân viên hậu cần, bạn cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Người ứng tuyển, có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành hậu cần. Riêng hậu cần ngành quân đội bắt buộc ứng viên phải tốt nghiệp trường quân đội chuyên ngành hậu cần.
- Ưu tiên ứng viên là nam giới bởi công việc có áp lực lớn, cường độ làm việc cao và nhiều thời gian.
- Với nhân viên ngành Logistic cần đáp ứng yêu cầu đã làm việc công việc hậu cần từ 3 tới 5 năm. Nếu như kinh nghiệm dưới 1 năm thì rất khó được nhận vào vị trí này. Để được nhận việc khi chưa đủ kinh nghiệm thì bắt buộc bạn phải chứng minh được năng lực thực sự của mình.
- Tiếng Anh giao tiếp là điều kiện phải có. Nhất là trong ngành Logistic, nhân viên hậu cần cần phải nghe nói tiếng Anh.
- Nhiệt tình với công việc, luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của cấp trên, đồng nghiệp. Cẩn thận, trách nhiệm và tính sáng tạo giúp giải quyết công việc nhanh và dễ dàng hơn.
Bạn đã biết các kỹ năng quan trọng đối với nhân viên hậu cần là gì chưa? Nếu chưa thì đây là câu trả lời dành cho bạn.
Nếu không có kế hoạch và tổ chức chặt chẽ thì không thể tiến bộ thành công trong lĩnh vực hậu cần. Nếu không có tổ chức phù hợp, thời hạn sẽ không được đáp ứng, điều đó có nghĩa là những khách hàng không hài lòng sẽ không tiếp tục sử dụng dịch vụ của bạn. Điều này không chỉ có thể dẫn đến mất doanh thu mà còn có khả năng làm tăng chi phí khi doanh nghiệp của bạn phải vật lộn để khắc phục tình trạng trì trệ do lập kế hoạch kém.
Mặc dù đã lập kế hoạch tỉ mỉ, nhưng thật không may, đôi khi có thể xảy ra những chậm trễ bất ngờ và không thể ngăn chặn được. Do đó, tính linh hoạt và khả năng thích ứng là rất quan trọng, đặc biệt đối với những người lái xe dành nhiều thời gian trên đường. Chuỗi cung ứng rất phức tạp, với nhiều bộ phận chuyển động riêng lẻ, vì vậy khả năng giữ bình tĩnh và phát triển sẽ đảm bảo mọi thay đổi đều được xử lý nhanh chóng.
Môi trường làm việc của nhân viên hậu cần thường có nhịp độ rất nhanh và mỗi bước phụ thuộc vào việc hoàn thành thành công bước trước đó. Đây môi trường có thể gây ra rất nhiều áp lực.
Một dây chuyền sản xuất không có đủ nguyên liệu hoặc nguyên liệu sai có thể phải ngừng hoạt động. Điều này có thể dẫn đến việc mất rất nhiều chi phí trong một khoảng thời gian ngắn.
Các nhân viên hậu cần thành công có thể đưa ra quyết định trong tích tắc khi cần thiết và thường có thể dập tắt bất kỳ vấn đề nào có thể bùng phát trong các quy trình mà họ giám sát.
Bất kể bạn làm việc ở cấp độ nào trong ngành hậu cần, thì việc chú ý đến từng chi tiết là rất quan trọng để đạt được hiệu suất cao. Với những chi tiết nhỏ hơn có khả năng tác động lớn đến quá trình vận chuyển hàng hóa của bạn hoàn thành hành trình, tư duy tỉ mỉ sẽ giúp bạn nổi bật.
Ví dụ, bạn cần quản lý cẩn thận lịch trình sản xuất, lưu kho và vận chuyển với nhiều khách hàng và nhà cung cấp khác nhau. Nếu gửi sai địa chỉ hoặc gửi sai số lượng hàng hóa thì sẽ làm khách hàng khó chịu, tốn nhiều chi phí. Do đó, duy trì một thái độ siêng năng là điều bắt buộc đối với thành công liên tục của bạn trong lĩnh vực hậu cần.
Học ngành hậu cần ở đâu là câu hỏi của nhiều bạn trẻ đang quan tâm tới ngành học này. Hiện nay, một số trường đại học ở nước ta có các khóa đào tạo chuyên ngành hậu cần như Học viện hậu cần, Học viện An ninh. Khóa đào tạo ngành Logistic (hậu cần) tại các trường ĐH Giao Thông Vận Tải, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh Tế Quốc Dân…
Khối thi ngành hậu cần là A00: Toán học, Vật lý, Hóa học và khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh. Nhưng có một điểm đáng lưu ý đó là điểm số đầu vào của ngành hậu cần khá cao. Vì thế để muốn trở thành sinh viên và người công tác trong ngành hậu cần thì bạn phải hết sức cố gắng. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dễ dàng xin việc theo đúng ngành hậu cần đã học.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc chi tiết về hậu cần là gì và các vấn đề liên quan tới ngành hậu cần. Đây là một khá hấp dẫn nên rất đáng để các bạn cân nhắc. Và muốn biết thêm thông tin mới về việc làm, định hướng nghề nghiệp… các bạn hãy thường xuyên ghé thăm Careerlink.vn nhé!
Thúy Vui
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/cong-viec-hau-can-la-gi-a36632.html