Theo Bộ thông tin và truyền thông năm 2020, Việt nam chúng ta sẽ thiếu hơn 500 nghìn nhân sự IT. Chính vì vậy mà người người nhà nhà đang đổ xô đi học lập trình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm sao chọn được con đường đúng đắn nhất. Với những người chưa có nền tảng, chữa hiểu biết nhiều thì đây là một vấn đề hết sức nan giải. Trong khuôn khổ bài viết này Stanford sẽ chia sẻ một lộ trình tổng quát nhất đến: “Học lập trình cho người mới bắt đầu”. Để tương lai bạn sẽ trở thành một lập trình viên giỏi với mức lương khởi điểm hàng chục triệu đồng.
Để các bạn hiểu rõ hơn về lập trình chúng ta có thể hiểu đơn giản, lập trình là việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình, công cụ theo từng nền tảng để viết mã lệnh, xây dựng nên các chương trình và ứng dụng có thể chạy trên máy tính, thiết bị điện tử. Đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như học tập, làm việc, vui chơi và giải trí.
Khi nghe đến từ “Lập trình”, tưởng như là một thuật ngữ đầy tính chuyên ngành, cao siêu nhưng thực tế lại rất gần gũi, hữu ích với chúng ta. Lập trình tạo ra rất nhiều điều thiết thực trong cuộc sống của chúng ta như:
Các trang mạng xã hội, blog, website,...Nhưng nơi mà ngày nào bạn cũng truy cập để tương tác với bạn bè, cập nhật tin tức để chia sẻ, bán hàng.
Các phần mềm ứng dụng quản lý. Giúp cho những người kế toán, nhân sự, thu ngân có thể vận hành và xử lý hàng nghìn, hàng triệu dữ liệu một cách nhanh chóng chỉ bằng vài cú nhấn chuột.
Thế giới các game, trò chơi trên máy tính, di động vô cùng phong phú đó cũng là một sản phẩm từ lập trình.
Và còn rất nhiều những ứng dụng hữu ích khác từ lập trình mà dần dần bạn sẽ thấy được sau một thời gian học, làm việc với nó.
Điều đầu tiên mà một người mới học lập trình đó là cần phải chọn lựa một ngôn ngữ lập trình cho riêng mình. Trước khi bàn đến việc học tập và cách học lập trình sao cho hiệu quả. Sau đây là một số gợi ý dành cho bạn.
Đây là một ngôn ngữ tuyệt vời cho những người mới học và trước đó chưa tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình nào. Nó là một ngôn ngữ với cấu trúc đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với con người nhưng cũng đầy sức mạnh. Python được sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu, ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) và luôn đứng trong top đầu những ngôn ngữ mà các bạn nên học.
PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, hoàn toàn miễn phí giúp bạn xây dựng một website nhanh chóng, dễ dàng bởi cú pháp đơn giản, dễ hiểu nhưng cái mà PHP làm được thì hết sức phi thường nó thể hiện qua việc các hệ thống của các ông lớn như Facebook, Yahoo, Wikepeadia,...cũng được viết bằng php. Do vậy nếu bạn là một người mới muốn theo lập trình web thì php là một lựa chọn số một.
C và C++ không phải là một ngôn ngữ mới và rất quen thuộc với các sinh viên trong ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam. C/C++ khá khó hơn cho những người mới học nhưng nếu sau này bạn muốn theo lập trình hệ thống, lập trình nhúng thì không thể bỏ qua ngôn ngữ c này. C++ được hiểu là một phiên bản mới của c với việc bổ sung lập trình hướng đối tượng mà hiện nay các ngôn ngữ bậc cao sử dụng rất nhiều. Do vậy nếu bạn nắm được những khái niệm quan trọng về c/c++ cũng là hành trang tốt trên con đường trở thành lập trình viên của mình. Đăng ký nhận ngay khóa học miễn phí: tại đây
Java là một ngôn ngữ lập trình xét về độ phổ biến thì không kém phần so với PHP. Theo thống kê về thứ hạng các ngôn ngữ lập trình thì Java luôn nằm trong top 3 ngôn ngữ trên thế giới. Java với phương châm, viết một lần chạy trên nhiều nền tảng khác nhau và với hệ sinh thái, framework, cộng đồng sử dụng rất nhiều tuy nhiên nó thật sự phức tạp và khó cho những người mới bắt đầu. Nhưng không có nghĩa là bạn không thể, chỉ cần bạn yêu thích và đủ kiên trì với nó.
Thường với những người mới học thường có xu hướng tìm hiểu xem nên bắt đầu từ ngôn ngữ nào. Tuy nhiên đó không phải là cách làm thông minh. Giống như khi đi câu cá bạn nên khảo sát xem ao có cá không, có những loại nào sau đó mới đi mua loại cần câu và mồi thích hợp. Do vậy trước khi xác định sẽ học và theo ngôn ngữ nào bạn cần xác định rõ bạn muốn làm gì và trở thành ai
Nếu bạn muốn trở thành người xây dựng một trang website, hệ thống trên nền tảng web như website tin tức, bán hàng hay thương mại điện tử, mạng xã hội facebook,... thì có thể chọn cho mình hướng đi này. Đây là một ngành đang rất hot, được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng và có thể áp dụng được trên nhiều lĩnh vực. Bạn có thể bắt đầu ngay với php để tạo ra những trang web vì nó rất dễ học cho những người mới học.
Thế giới ngày nay đã thay đổi mọi mặt với cách tiếp cận, tương tác với điện thoại thông minh theo thống kê có 2 tỷ người dùng và có khoảng 6 triệu ứng dụng trên di động bao gồm: ứng dụng, tiện ích, game,...
Bạn muốn xây dựng những app ứng dụng, game có thể chạy trên điện thoại thông minh sử dụng các hệ điều hành như ios, android thì hãy chọn học lập trình di động.
Công nghệ đã thay đổi mọi mặt cách con người tiếp cận và với sự ra đời của internet, xung quanh ta có cả kho dữ liệu lớn mà với truy xuất truyền thống không thể khai thác được. Các chuyên gia Big Data sẽ thực hiện những công việc này hay nói đơn giản hơn đây là những người sẽ chuyên xử lý các dữ liệu lớn. Do vậy đây cũng là nghề đang hot tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai xa.
Bạn có biết khi phần mềm hay ứng dụng đến tay người dùng cần phải qua khâu quan trọng nào không ? Đó là kiểm thử phần mềm, đây là hoạt động quan trọng và đảm bảo phần mềm chất lượng, ít lỗi khi người dùng sử dụng trong thực tế. Đặc biệt nếu bạn thấy lập trình thật sự khó khăn với mình nhưng vẫn muốn theo những việc liên quan đến nó thì theo học chuyên viên kiểm thử phần mềm là một lựa chọn tốt.
Vị trí này sẽ phù hợp với các bạn đã có kiến thức chuyên môn ở một vài lĩnh vực khác, khi có thêm kiến thức về lập trình phần mềm và cơ sở dữ liệu. Trong thế giới hiện này hầu hết các công ty hiện giờ đều sử dụng đến các phần mềm quản lý như: kế toán, nhân sự, quản lý hệ thống CRM… Đây chính là cơ hội việc làm rất lớn dành cho các lập trình viên.
Sau đây là 8 kinh nghiệm sương máu dành cho những người mới học lập trình hoặc bạn có thể đăng ký tư vấn và định hướng lộ trình học tập với chuyên gia Stanford tại đây
Thường những người mới học hoặc có một số bạn đã biết trước một số ngôn ngữ lập trình. Trong 2-3 tuần đầu học họ nắm bắt rất nhanh và có phần chủ quan. Nhưng về sau thì các bạn này lại bỏ lại phía sau. Tại sao các bạn này lại bị tụt dốc trong khi nền tảng của họ tốt hơn những người khác ?
Câu trả lời đó là vì họ đi quá nhanh. Các bạn đấy nghĩ mình biết tất cả, vấn đề này đơn giản mà lại không quan tâm đến việc thực hành để nâng cao kỹ năng lập trình. Những kỹ thuật, kinh nghiệm để áp dụng kiến thức đó vào vấn đề thực tiễn không có. Do vậy các bạn hãy cần trang bị cho mình một nền tảng thật tốt. Hãy luôn thực hành và thực hành thật nhiều từ bài tập dễ đến bài khó mà không bỏ qua bất kỳ bài nào. Vì trong quá trình luyện tập sẽ cho bạn những trải nghiệm, va vấp để tích lũy thành kinh nghiệm cho mình nếu sau gặp một vấn đề tương tự. Từ đó hình thành thói quen tốt về tư duy xử lý vấn đề cũng như nâng cao kỹ năng lập trình của các bạn.
Các cụ hay nói rằng: “Chậm nhưng mà chắc”, câu nói này rất tuyệt vời để nhấn mạnh đến cách học lập trình cho những người mới. Vì vậy bạn hãy luôn phải đảm bảo mình đã thật sự hiểu rõ vấn đề cũng như cách thức áp dụng nó trước khi học tiếp kiến thức mới nhé.
Giống như khi bạn học ngoại ngữ, để ghi nhớ từ bạn cần phải viết đi viết lại nhiều lần. Khi học lập trình cũng vậy, để nhớ cú pháp bạn cần phải code nhiều lần để nhớ cấu trúc, cú pháp được học.
Do vậy đừng tiện tay vì nhanh mà copy vì copy tuy nhanh nhưng nó sẽ chẳng ở trong đầu bạn được bao lâu và mất hết kỹ năng cần thiết về lập trình cho bạn. Nó cũng hình thành 1 thói quen xấu, bạn có thể copy và nó chạy nhưng bạn không hiểu nó, không tự viết nó thì khác nào cái máy ? Với một người làm và dạy lập trình nhiều năm, theo tôi đây là một kinh nghiệm xương máu để học lập trình cho người mới bắt đầu.
Internet giờ đây rất tiện lợi và với việc học lập trình của bạn trở lên dễ dàng hơn rất nhiều. Có rất nhiều nguồn như code mẫu, video hướng dẫn để bạn có thể tham khảo. Đặc biệt bạn có thể tham khảo kênh stanford.com.vn và đăng ký để nhận những khóa học miễn phí từ chuyên gia Stanford. Nhiều bạn mở ra và xem chúng rồi gật gù tâm đắc nhưng sau khi tắt máy tính đi thì bạn ghi nhớ trong đầu bạn được bao nhiêu ? Bạn có thực hành lại không hay bỏ qua nó. Do vậy cách thức học lập trình hiệu quả thứ 3 mà tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là hãy xem và dừng rồi thực hành những đoạn code được đề cập trong video cũng như tìm tòi để xem mình thật sự hiểu rõ chúng không. Hãy ghi nhớ câu này nhé: “Học đi đôi với hành, không cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mà thôi”.
Sau khi đã xem và hiểu những vấn đề được đề cập trong video của người hướng dẫn. Bạn hãy bắt tay vào code để đảm bảo nó chạy được theo đúng minh họa, quá trình mới học bạn có thể gặp lỗi, hãy tìm cách khắc phục và sữa nó đến khi chạy. Cái này rất tốt để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm lập trình của mình. Chỉ có như vậy kiến thức mới đó mới thật sự biến thành của bạn.
Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” mà chúng ta đã được dạy, nghe thật sự rất đúng đối với những người lập trình nhưng đó là Code, Code nữa,...code mãi :)
Khi đã chạy được rồi bạn hãy đào sâu vấn đề bằng việc tư duy rằng code này đã tốt chưa, đã tối ưu chưa để hiểu rõ hơn kiến thức được học cũng như rèn luyện tư duy xử lý vấn đề.
Nhiều bạn mới học hơi khó khăn một chút đã ngại hoặc hỏi người khác thay vì tự tìm hiểu, tự màu mò. Bạn có biết rằng học lập trình là môn học cần tư duy độc lập và tìm tòi sáng tạo không ? Do vậy hãy cố gắng tự mình xử lý nếu được để rèn rũa khả năng làm việc độc lập và sáng tạo của mình nhé.
Đây là một kinh nghiệm quan trọng mà một người lập trình viên giỏi vẫn hay làm và bạn sẽ cần phải làm được nó nếu muốn tiến xa hơn với nghề lập trình. Ví dụ như này cho dễ hiểu, bạn đang học theo thuật toán sắp xếp các dãy số tăng dần bằng c# qua video hướng dẫn, sau khi làm được rồi bạn có thể làm với trường hợp sắp xếp giảm dần hoặc mở rộng bài toán đang tìm hiểu ra. Điều này sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng lập trình của mình lên rất nhiều từ những cái được học.
Kiến thức là một biển cả mênh mông mà không một ai có thể hiểu hết và nắm bắt được. Vì thế không có một nguồn nào, cuốn sách nào có thể để cập hết mọi thứ. Do vậy lời khuyên của tôi dành cho bạn ở kinh nghiệm thứ 7 này đó là hãy đọc nhiều sách và tham khảo nhiều nguồn tài liệu để bạn lĩnh hội những cái hay, tinh hoa nhất của nó. Miễn là hãy biết cách chọn lọc và tổng hợp kiến thức sao cho tối ưu và phù hợp nhất với bạn.
Tôi vẫn hay nói và chia sẻ với các bạn học viên trong lớp lập trình mà tôi dậy rằng. Nếu các bạn học lập trình mà không biết debug để sửa lỗi và xem code mình hoạt động như nào thì đó không phải là lập trình. Bản thân như tôi với một người làm lập trình đã hơn 10 năm trên nhiều nền tảng, ngôn ngữ khi bị lỗi về logic mà không phải cú pháp nếu bằng kinh nghiệm tôi không tìm thấy nó thì con đường duy nhất đó là debug. Nói như vậy để bạn biết tầm quan trọng của debug trong lập trình là như nào. Khi bạn debug nó cũng là con đường nhanh nhất để bạn hiểu được chương trình hoạt động ra sao, hiểu rõ về chương trình của mình để có thể bổ sung và sửa lỗi được.
Hy vọng với một số chia sẻ kinh nghiệm học lập trình cho người mới bắt đầu từ chuyên gia Stanford sẽ giúp bạn học lập trình trở lên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác hoặc liên hệ với Stanford để được tư vấn và định hướng học tập từ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
==========? ? ?==========
☎ STANFORD - ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0963 723 236 - 024. 6275 2212
Website: https://stanford.com.vn
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/hoc-lap-trinh-cho-nguoi-chua-biet-gi-a51495.html