Hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa là cách chúng ta nhìn nhận và kinh nghiệm về Ngài, điều mà tác động đến những sự đáp trả của chúng ta với Ngài. Mọi người thường có những hình ảnh về Thiên Chúa ở nhiều cấp độ khác nhau. Những hình ảnh này phần lớn thiết lập một tương quan giữa người đó với Thiên Chúa và nó có thể là một sự trợ giúp hoặc là một sự cản trở cho sự phát triển nơi tương quan này.
Thiên Chúa thì huyền nhiệm và không có hình ảnh nào tương xứng cho Ngài, nhưng chúng ta sử dụng những hình ảnh để cho chúng ta có thể kết hiệp với Ngài. Mặc dù có sự bất tương xứng thuộc về bản chất, nhưng những hình ảnh về Thiên Chúa thì cần thiết. Do đó, những hình ảnh giúp bày tỏ phần nào chân lý về Thiên Chúa thì vẫn cần thiết.
Karl Rahner nói rằng Thiên Chúa tỏ lộ chính Ngài qua sự sáng tạo, qua Kinh Thánh và trọn vẹn nhất nơi con người Giêsu Kitô. Trong Kinh Thánh, chúng ta được chiêm ngắm rất nhiều hình ảnh về Thiên Chúa. Thiên Chúa Ba Ngôi được ví như người cha, người bạn, người anh em, người chữa lành, người mẹ, mục tử, Đấng ủi an, Đấng sáng tạo, người yêu dấu, Đấng khôn ngoan, người thầy và chiến binh. Khi phát triển những hình ảnh của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta cần khởi đi từ những quan điểm siêu việt đến những quan điểm cao sang cho đến khi chúng ta kết thân với Thiên Chúa.
Những hình ảnh nuôi dưỡng sự kết thân với Thiên Chúa thì hữu ích nhất. Mọi người đều có một hình ảnh nào đó về Thiên Chúa, ngay cả những người vô thần cũng có một số nhận thức về hình ảnh Thiên Chúa mà họ không tin. Những hình ảnh này bắt đầu hình thành trong những trải nghiệm ban đầu mà chúng ta có được khi được nuôi dưỡng. Nếu đó là những kinh nghiệm được chăm sóc dưỡng nuôi, thì một đứa trẻ sẽ cảm thấy nó được yêu thương. Còn việc những người khác yêu thương hoặc trừng phạt hoặc kiểm soát nó, sẽ khiến nó cảm thấy không được yêu thương và thấy mọi người không yêu thương nuôi dưỡng nó. Những đứa trẻ với kinh nghiệm thiệt thòi hơn có thể khó phát triển tương quan với người khác kể cả Thiên Chúa.
Mặc dù đôi khi những hình ảnh về Thiên Chúa có thể khó thay đổi, nhưng nhưng hình đó không phải là rập khuôn. Những hình ảnh về Thiên Chúa có thể được coi là hữu ích đó là những hình ảnh mang lại sự sống và dẫn đến sự tự do lớn lao hơn, nơi mà chúng ta có thể thấy rằng Thiên Chúa tốt lành yêu thương vô điều kiện và muốn những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta. Chẳng hạn giống như một người bạn, như cha mẹ đầy yêu thương hoặc như một vị mục tử tốt lành - những hình ảnh này mời gọi đến một sự kết hiệp thâm sâu. Những hình ảnh về Thiên Chúa mà ít hữu ích hơn đó là những hình ảnh theo chúng ta lớn lên từ thời thơ ấu nhưng không khích lệ chúng ta phát triển nhân cách.
Thiên Chúa được xem như ông già Noel, một giám đốc điều hành hay như một ông già ngự trên tầng mây. Đây là những hình ảnh xa lạ về Thiên Chúa, Đấng được xem chẳng liên hệ gì đến cuộc sống của một người. Những hình ảnh về Thiên Chúa mà thực sự gây tổn hại cho người khác và khiến chúng ta đau khổ thì sẽ khiến ức chế cho sự phát triển một cách nghiêm trọng, chẳng hạn Thiên Chúa như một vị quan tòa dò xét lại mọi tội lỗi theo kiểu của người đốc công tàn ác, một nhà phát minh vô cảm, một bạo chúa, một cha mẹ hay đòi hỏi, một Thiên Chúa quá bận rộn để có thể quan tâm đến các chi tiết trong cuộc sống của tôi.
Một Thiên Chúa không đáng tin cậy bỏ rơi con người, những hình ảnh này được hình thành từ những kinh nghiệm sống, nơi mà những quan niệm nghèo nàn đã được gieo rắc, hoặc nơi mà bậc cha mẹ đã bỏ bê những nhu cầu hoặc lời nặng nhọc với con cái trong gia đình. Những trải nghiệm như thế này khiến chúng ta khó cảm thấy an toàn và được yêu thương, do đó rất khó tin cậy Thiên Chúa.
Những thay đổi trong cách chúng ta hình dung và kinh nghiệm về Thiên Chúa diễn ra dần dần theo thời gian. Đôi khi, những thay đổi này được xúc tác bởi những trải nghiệm mới nơi cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng có thể mở ra cho mình những hình ảnh hữu ích hơn về Thiên Chúa bằng cách để ý xem mối tương quan nào trong cuộc sống của chúng ta mang lại nhiều sự sống nhất. Chúng ta cần nhớ rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta nhiều hơn so với bất kể ai yêu thương chúng ta nhất trong đời. Nếu một số ý niệm liên quan tạo ra sự cản trở cho chúng ta, chúng ta có thể muốn khám phá những hình ảnh khác.
Nếu khó cảm nghiệm được Thiên Chúa như một bậc cha mẹ yêu thương, thì việc khám phá ý nghĩa về Chúa Giêsu như một người bạn, người anh em hoặc người thầy có thể dễ dàng hơn. Có thể hữu ích hơn khi tìm một người có kinh nghiệm trong cuộc hành trình thiêng liêng để nói chuyện về cách chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa và suy ngẫm về những đoạn Kinh thánh tỏ lộ mạnh mẽ hơn cho chúng ta về một Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô điều kiện.
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=LE52LFSTyTI
Chuyển ngữ: Hoàng Vũ, S.J.
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/anh-thien-chua-a51503.html