Trong chương trình học của Bộ Giáo dục hiện nay về việc luyện chữ của học sinh tiểu học, chữ nghiêng không phải là kiểu chữ bắt buộc. Mặc dù vậy, bạn có thể nhận thấy rằng, chữ nghiêng xuất hiện khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Những kiểu chữ nghệ thuật đẹp đều được viết dưới dạng chữ nghiêng.
Chữ nghiêng mang vẻ đẹp uyển chuyển, mềm mại, dễ nhìn, cách trình bày lại đẹp hơn. Các nét chữ nghiêng kết hợp với nét móc khiến các dòng chữ càng thêm bay bổng, thanh thoát. Kiểu chữ tạo sự thu hút này được ứng dụng trong những bài thi viết chữ đẹp. học sinh cần phải có kỹ năng, sự cẩn thận, kiên trì cùng tính nhẫn nại cao.
Có khá nhiều học sinh tiểu học đã có thể viết chữ nghiêng thành thạo. Phụ huynh có thể cùng bé luyện chữ nghiêng tại nhà để tăng tính sáng tạo, phát triển kỹ năng của trẻ. Để bé viết chữ nghiêng đẹp, bố mẹ hãy tham khảo những công thức về cách dạy con viết chữ nghiêng dưới đây.
Sau đây là những bí quyết để trẻ viết chữ nghiêng đẹp, đúng chuẩn:
Không phải ai cũng biết chữ nghiêng bao nhiêu là đạt và nét nghiêng như thế nào là đủ. Nếu chỉ đơn giản bảo trẻ nhìn mẫu và viết nghiêng nghiêng là được thì trẻ sẽ càng thêm khó hiểu. Việc người truyền đạt không hiểu rõ, cố giải thích khiến bé càng rối hơn. Trong trường hợp trẻ cố gắng viết cho thật nghiêng thì về lâu dài, trẻ sẽ bị dị tật tay trong quá trình luyện tập.
Chữ đứng thường được viết vuông góc 90 độ so với các đường ngang trong tập ô ly. Đối với chữ nghiêng, độ nghiêng lý tưởng nhất là từ 15 đến 25 độ, không được vượt quá 25 độ để tránh gây dị tật cổ tay. Nét chữ nghiêng quá mức còn khiến bé phải xoay cổ tay hoặc xoay tập, điều này hoàn toàn không đúng tiêu chuẩn.
Luyện viết chữ nghiêng nói riêng hay luyện chữ nói chung là quá trình đòi hỏi sự đầu tư công sức, thời gian và nỗ lực. Do đó, bé rất cần sự chỉ dẫn, cách dạy con viết chữ nghiêng đúng đắn từ phụ huynh và giáo viên.
Tùy theo khả năng và quá trình rèn luyện mà mỗi người sẽ có thời gian đạt được kết quả luyện chữ nghiêng như mong muốn khác nhau. Theo khảo sát trung bình, một người mất khoảng 30 ngày luyện chữ để có thể viết được thành thạo. Để viết chữ nghiêng hoàn chỉnh, đẹp với tốc độ nhanh hơn thì mất từ 3 đến 6 tháng tùy theo từng bé và thời gian luyện viết nhiều hay ít.
Chữ nghiêng có được nét tròn đều và đẹp hay không thì điều đầu tiên trẻ cần là một chiếc bút phù hợp. Bố mẹ hãy chọn mua bút viết đáp ứng theo những tiêu chí sau:
Độ dài vừa phải: Bút không nên quá dài hay quá ngắn mà ở khoảng 13cm là thích hợp nhất.
Phần để đặt ngón tay trên bút phải có đường kính đạt 7mm để vừa tầm nắm của các ngón tay.
Những bộ phận của bút phải được gắn với nhau khít, chắc chắn, không quá lỏng lẻo.
Ngòi bút không nên quá cứng hay quá mềm. Trẻ chỉ nên dùng ngòi bút cứng và sắc khi đã thành thạo cách viết chữ nghiêng.
Không nên cho trẻ dùng bút lông hay bút dạ vì chúng sẽ khiến nét chữ bị hỏng.
Nếu chọn bút máy, bạn cần đảm bảo khả năng hút và giữ mực của bút tốt, mực ra đều, không bị tắc nghẽn.
Trọng lượng của bút khoảng 8 đến 10g, không nên quá nặng vì sẽ khiến bé nhanh mỏi tay. Ngược lại, bút quá nhẹ sẽ làm nét chữ viết ra không vững.
Trong cách dạy con viết chữ nghiêng đẹp, điều quan trọng nhất là sự kết hợp giữa việc chọn đúng loại bút và cách cầm bút đúng chuẩn. Bố mẹ hãy lưu ý rằng, trẻ chỉ nên cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái và ngón trỏ kẹp hai bên thân bút, ngón giữa đỡ ngón trỏ và thân bút để giảm cảm giác mỏi khi tay phải điều khiển bút.
Khi viết, bút cần được giữ nghiêng khoảng 45 độ so với bề mặt giấy và 15 độ so với dòng kẻ dọc trên giấy. Có như vậy, nét chữ viết ra mới nghiêng đạt chuẩn. Trong quá trình viết chữ, trẻ hãy giữ cho cổ tay thẳng, thoải mái. Các ngón tay và cổ tay cần thả lỏng, không nên gồng cứng hay tì bút xuống giấy quá mạnh. Điều này sẽ khiến ngòi bút dễ gãy, nét chữ cũng bị xấu và thô cứng.
Chữ nghiêng có mềm mại và linh hoạt hay không còn phụ thuộc vào lực cầm bút. Bé hãy đặt giấy hơi nghiêng, cán bút hơi nghiêng về bên phải. Tư thế viết giữ thẳng, không nghiêng theo bút, không xoay người hay xoay vai. Điều cần làm là điều khiển để khuỷu tay, cổ tay và ngón tay linh hoạt là được.
Một tư thế chuẩn khi ngồi viết sẽ giúp tạo ra những nét chữ đều, đẹp và đúng chuẩn. Theo các chuyên gia, trẻ cần ngồi thẳng cột sống, phần ngực ngang tầm với bàn, ngực không được chạm hay tì vào bàn. Phần chân mở rộng bằng vai, đặt chân vuông góc với mặt đất. Trong lúc tập viết, trẻ có thể hơi nghiêng đầu một chút. Khoảng cách từ mắt đến quyển vở phải đảm bảo ít nhất 20cm.
Theo nhiều quan niệm, trẻ con không nên luyện viết chữ nghiêng vì dễ bị rối mắt, mất nhiều thời gian luyện tập. Tuy vậy, bố mẹ vẫn có thể cho bé luyện tại nhà nhưng hãy lưu ý tránh mắc phải những sai lầm sau:
Con chưa biết cầm bút nhưng đã dạy viết chữ nghiêng: Nhiều bậc phụ huynh gấp gáp muốn trẻ sở hữu nét chữ đẹp, khác biệt ngay khi mới học viết. Bạn không nên đốt cháy giai đoạn. Trẻ cần thành thạo việc cầm bút, lia bút, đặt bút trước rồi mới nên chuyển sang học viết.
Để con viết trên tập đứng: Bởi chữ nghiêng là cách điệu của chữ thường nên trẻ cần viết chữ đứng thành thạo trước thì bố mẹ mới được dạy con viết chữ nghiêng.
Việc phải luyện viết chữ nghiêng quá nhiều dễ khiến trẻ nhàm chán, nảy sinh tâm lý sợ hãi, từ chối luyện tập. Để hạn chế điều này, bố mẹ có thể kết hợp dạy trẻ học tốt Tiếng Việt với phương pháp khác như học qua phần mềm với các bài giảng sinh động, dễ hiểu.
Trong đó phải kể đến ứng dụng học tiếng Việt số 1 cho trẻ 0 - 11 tuổi VMonkey với hơn 750 truyện tranh tương tác, 350 sách nói, 112 bài học vần chia thành từng độ tuổi sẽ giúp trẻ phát triển đọc hiểu, kỹ năng ngôn ngữ, tăng hiểu biết và nhận thức, nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt cho bé.
Tải ứng dụng ngay hôm nay để được DÙNG THỬ MIỄN PHÍ với các TÍNH NĂNG VƯỢT TRỘI giúp con HAM HỌC - TIẾP THU NHANH một cách toàn diện nhất!Ngoài ra, bố mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới đây để hướng dẫn trẻ luyện viết hiệu quả hơn:
Cố gắng dành thời gian kèm cặp con để phát hiện lỗi sai và sửa kịp thời: Phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ trong quá trình luyện viết chữ để bé đỡ chán nản khi phải tập luyện một mình. Điều này còn giúp bạn kịp thời phát hiện lỗi sai, thiếu sót và điều chỉnh nhanh trước khi nó trở thành thói quen viết của trẻ.
Ngoài dạy đúng về kỹ năng cũng nên để ý đến tinh thần, cảm xúc học của con. Bố mẹ hãy chia nhỏ các khoảng thời gian trong ngày, không bắt bé phải luyện viết khi trẻ mệt mỏi, không cảm thấy thoải mái khi phải ngồi vào bàn viết chữ.
Không gò bó, ép con viết: Việc luyện viết chữ cần được bắt đầu nhịp nhàng và có quy tắc. Nếu bố mẹ thúc giục để đẩy nhanh tốc độ tập luyện mà không hướng dẫn tỉ mỉ, chậm rãi, bé sẽ không tiếp thu và việc luyện viết cũng không đạt hiệu quả.
Luyện tập hàng ngày: Sự bền bỉ, kiên trì là điều bắt buộc phải có khi luyện chữ, nhất là đối với chữ nghiêng có mức độ khó cao. Rèn luyện mỗi ngày một cách nghiêm túc, đều đặn sẽ giúp mang đến hiệu quả như mong muốn.
Nét chữ là nết người, vì thế phụ huynh hãy cho bé luyện chữ ngay từ khi còn nhỏ. Vở sạch chữ đẹp cũng là mục tiêu hàng đầu của học sinh cấp 1. Mong rằng những chia sẻ trên về cách dạy con viết chữ nghiêng đã giúp bố mẹ có thêm nhiều gợi ý khi dạy trẻ học tập tại nhà. Luyện chữ viết không khó nên phụ huynh hãy kiên nhẫn để bé sớm viết chữ đẹp nhé!
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/cach-viet-chu-nghieng-a51562.html