Tình trạng nổi cục trong miệng không đau thường khiến nhiều người lo lắng vì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý ác tính. Vậy nổi cục mụn thịt trong miệng không đau là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bài viết hôm nay của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
Cục không đau nổi trong miệng được mô tả là những khối u có kích thước nhỏ, màu trắng nhạt hoặc màu hồng tương tự như màu niêm mạc. Chúng thường nằm đơn lẻ, rải rác hoặc tập trung tại một vị trí nào đó như trên môi, mặt dưới lưỡi, sàn miệng, vòm miệng.
Khối u này có thể xuất phát từ nhiều loại mô trong miệng, chẳng hạn như mô xương, mô cơ, mô liên kết và dây thần kinh. Đặc biệt, không gây đau hay tạo ra bất kỳ kích thích nào trong khoang miệng.
Cục không đau trong miệng có thể là khối u có kích thức nhỏ được hình thành và nằm đơn lẻ trong khoang miệng
Cục không đau nổi trong miệng sẽ được chia làm 2 nhóm khác nhau, bao gồm: u lành tính và u ác tính. Các u này xuất hiện thường do nguyên nhân sau đây:
Hầu hết các cục không đau nổi trong miệng đều lành tính. Đặc điểm chung là không phát triển kích thước quá mức, không đi kèm triệu chứng bất thường nào và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian ngắn hoặc khi can thiệp phẫu thuật. Nguyên nhân gây nên các u lành tính thường là do:
Khi niêm mạc miệng bị kích thích liên tục trong thời gian dài, bao gồm các tác động vật lý hoặc các nhóm chất hóa học có thể tạo ra một khối u hoặc vùng phồng lên trên nướu. Nếu không sớm loại bỏ các yếu tố kích thích, u này có thể loạn sản và tiến triển thành u ác tính.
Xuất hiện khi miệng tiếp xúc với những vị trí có mụn cóc trên cơ thể, do nhiễm virus HPV hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Mụn cóc có thể biến mất sau vài tháng và quay trở lại.
Xảy ra do sự tích tụ của nang tuyến nước bọt hoặc giả nang tuyến nước bọt. Đây là khối u lành tính, thường xuất hiện ở niêm mạc bên trong môi và có màu xanh nhạt.
Là các khối u hình cầu, phát triển chậm trong xương, thường xuất hiện ở vòm miệng cứng hoặc mặt trong xương hàm dưới. Khối u này lành tính và không cần phải can thiệp phẫu thuật trừ khi nó cản trở việc ăn nhai hoặc người bệnh cần làm hàm giả tại vị trí này.
▷ Tham khảo chi tiết hơn: U xương hàm răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Là tình trạng rối loạn tiêu hóa có liên quan đến đa polyp trực tràng. Khi đó, trong miệng sẽ xuất hiện u xương, quan sát lâm sàng tương tự như những khối u ở vị trí cành ngang và góc xương hàm dưới.
Xuất hiện chủ yếu trên môi, có kích thước từ 1 - 3 cm. Khối u này có thể co lại sau khoảng 1 - 2 tháng và tự biến mất mà không cần điều trị. Số ít trường hợp khối u tăng kích thước và có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Do đó, nếu khối u không tự khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cắt bỏ hoặc sinh thiết theo dõi.
Là những khối u nhỏ không rõ hình thù, xảy ra khi tế bào răng phát triển quá mức. Khối u này thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc răng. Ở người trường thành, u răng có thể làm răng lệch khỏi cung hàm, thậm chí gây to hàm. Để loại bỏ khối u này, bạn phải thực hiện phẫu thuật.
▷ Tham khảo thêm: U răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Khoảng 75 - 80% khối u này là lành tính, kích thước tăng chậm và không đau. Khối u xuất hiện đơn lẻ, di động và mềm. Một số trường hợp có thể gặp u tuyến đa hình, có thể chuyển sang ác tính và phải thực hiện cắt bỏ.
Nổi cụ trong miệng không đau có thể là sự xuất hiện của các u lành tính
Ung thư miệng là tình trạng khoang miệng xuất hiện khối u ác tính, thường gặp nhất là ở thành bên lưỡi, sàn miệng và hầu. Người hút thuốc lá và uống rượu bia lâu năm sẽ có nguy cơ ung thư miệng cao hơn. Một số trường hợp, ung thư miệng do di căn từ ung thư phổi, ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt.
Biểu hiện của ung thư miệng ở mỗi người sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều xuất phát từ những tổn thương loạn sản. Khi ung thư miệng tiến triển, niêm mạc sẽ xuất hiện các khối u sùi, u loét hoặc u hỗn hợp với bờ nham nhở. Khi quan sát sẽ thấy u không có ranh giới rõ ràng và sờ vào sẽ có cảm giác cứng, dễ chảy máu.
U thường gặp ở các tuyến bạch huyết ở cổ, xuất hiện dai dẳng và không rõ nguyên nhân. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng u không có dấu hiệu biến mất hoặc thuyên giảm.
Ngoài các cục nổi trong miệng, ung thư miệng cũng có thể khiến người bệnh bị nhói lên tai thường xuyên, nói chuyện khó khăn, tăng tiết đờm, bên trong đờm có máu hoặc có mùi hôi thối.
Người bị ung thư miệng, niêm mạc miệng sẽ nhợt nhạt hoặc đen lại, thậm chí là trở nên xơ cứng, thô và dày đi kèm là hồng sản hoặc bạch sản. Ngoài ra, người bệnh ung thư cũng thường xuyên bị lở loét trong miệng, tình trạng này có thể kéo dài trên 2 tuần hoặc lâu hơn.
Nổi cục trong miệng không đau có thể là dấu hiệu giai đoạn đầu của các u ác tính
Hầu hết trường hợp nổi cục trong miệng không đau đều lành tính và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan không điều trị đúng cách và kịp thời khiến các tổn thương tiến triển nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp tổn thương có thể dẫn đến loạn sản và ung thư. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Vậy nên, để biết nổi cục không đau trong miệng có nguy hiểm không, bạn nên đến trực tiếp cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân:
▷ Xem thêm: Dấu hiệu ung thư nướu răng? Nguyên nhân và cách điều trị sớm
Nổi cục trong miệng không đau có nguy hiểm không cần đến cơ sở nha khoa để xác định đó là u ác tính hay u lành tính
Nổi cục trong miệng không đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian này, bạn cần lưu ý những điều sau đây để tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn:
Khi nổi cục trong miệng không đau người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế hoặc nha khoa uy tín để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách
Tóm lại, tình trạng nổi cục trong miệng không đau có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề sức khỏe. Mặc dù không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm, nhưng việc thăm khám bác sĩ là điều cần thiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn còn các vấn đề nào về răng miệng cần giải đáp, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn miễn phí.
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/noi-cuc-trong-mieng-khong-dau-a52303.html