5 dấu hiệu của cận thị nhẹ phổ biến và phòng ngừa tiến triển

Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến nhất, đã và đang gia tăng trong trên toàn thế giới đặc biệt khu vực Đông Á. Ước tính đến năm 2050, khoảng một nửa dân số thế giới sẽ mắc cận thị [1]. Ban đầu có thể xuất hiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ nhưng có thể tiến triển thành cận thị nặng và nguy hiểm về sau này, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ nhìn mờ, giảm thị lực, trường hợp nặng có thể dẫn tới thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể…

Và để tránh những biến chứng, rủi ro không may xảy ra mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về các triệu chứng của mức độ cận thị nhẹ cũng như có biện pháp phòng ngừa, điều trị.

dấu hiệu của cận thị nhẹ

Cận thị là tình trạng gì?

Cận thị là tật khúc xạ mà người bệnh chỉ có thể nhìn thấy các vật thể ở cự ly gần và không nhìn rõ được các vật ở xa. Ví dụ: bạn có thể đọc tin nhắn điện thoại rõ ràng nhưng gặp khó khăn khi lái xe bởi tầm nhìn xa mờ.

Điều này được lý giải là do khi mắt bị cận thị hình ảnh của vật ở khoảng cách xa không tập trung trên võng mạc mà hội tụ ở phía trước võng mạc (phần nhạy cảm với ánh sáng), gây ra hiện tượng mờ mắt khi nhìn xa. Tật cận thị nhìn xa không rõ nhưng nhìn gần bình thường nên còn gọi là tật nhìn gần.

cận thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến hiện nay

Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể bị cận thị và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thường bao gồm:

5 dấu hiệu của cận thị nhẹ phổ biến

Trên thực tế, các dấu hiệu của cận thị nhẹ thường không rõ ràng. Nhưng nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở mắt liên quan đến chứng cận thị.

1. Mờ mắt khi nhìn vật ở xa

Người có dấu hiệu của cận thị nhẹ là khi nhìn các vật thể ở xa như bảng hiệu, đèn giao thông, biển chỉ đường… sẽ bị mờ hoặc một số người không nhận thức được vật thể ở xa. Trong khi họ lại có khả năng nhìn gần rất tốt và không gặp khó khăn trong các hoạt động như đọc sách, biên tập, nhìn màn hình máy tính, tivi, điện thoại… ngay cả trong thời gian dài.

Đăng ký tư vấn về thừa cân, béo phì tại đây

2. Nheo mắt

Nheo mắt là dấu hiệu bị cận thị nhẹ thường gặp. Theo đó, khi muốn nhìn các vật thể ở xa người bệnh thường phải “nheo mắt” tức là nhìn với đôi mắt khép hờ để nhìn rõ hơn. Ví dụ: Khi xem tivi ở cự ly xa, bạn cảm thấy tầm nhìn bị mờ và khi nheo mắt lại nhìn hình ảnh rõ hơn. Đây chính là phản xạ tự nhiên của mắt và cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị cận thị ở mức độ nhẹ.

3. Mỏi mắt

Mỏi mắt là hiện tượng xảy ra khi mắt phải nhìn gần quá lâu, mắt không được nghỉ ngơi, điều tiết dẫn đến mỏi mắt, khô mắt, thậm chí là mờ mắt. Thói quen này nếu không được cải thiện rất có thể sẽ khiến bạn bị cận thị.

4. Nhức đầu

Người cận thị có cảm giác bị đau đầu ở một vùng cụ thể hoặc khắp đầu đặc biệt khi làm việc khoảng cách gần kéo dài. Tuy nhiên, trong trường hợp cận thị nhẹ biểu hiện bị đau đầu thường rất ít gặp, hoặc chỉ là những cơn đau thường khá nhẹ nhàng.

5. Chớp mắt thường xuyên

Hiện tượng chớp mắt liên tục từ 14 - 17 lần/ phút và tăng lên từ 15 - 30 lần/ phút cũng là dấu hiệu cận thị nhẹ ở độ tuổi trưởng thành. Số lần chớp mắt nhiều, và gấp đôi so với bình thường cũng chính là dấu hiệu chỉ ra bạn đang gặp vấn đề về mắt và chúng có thể liên quan đến tật cận thị.

Phát hiện dấu hiệu của cận thị nhẹ, có cần điều trị không?

Để xác định được mức độ cận thị các bác sĩ thường dựa vào “độ cận thị” hay còn gọi là “đi-ốp” - thông số giúp xác định mức độ cận thị của mắt.

Theo đó, với các trường hợp cận thị nhẹ, độ cận sẽ ở mức < -3.00 diop [2], theo các bác sĩ thì dù ở mức độ nào người bệnh cũng cần được khám để xác định chính xác có mắc cận hay không và độ cận là bao nhiêu, người bệnh cần được đeo kính chỉnh cận thị để cải thiện thị lực nhìn xa, cần được theo dõi tiến triển của cận thị đặc biệt ở trẻ em để có biện pháp kiểm soát cận thị kịp thời.

>> Tham khảo thêm: Bị cận nặng nhất là bao nhiêu độ?

Việc làm này sẽ giúp bạn ngăn chặn độ cận thị tiến triển nhanh, kiểm soát chúng và phòng ngừa các biến chứng, rủi ro có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và sức khỏe tổng thể của đôi mắt sau này.

khi phát hiện dấu hiệu cận thị mọi người nên đến bệnh viện để được tư vấn thăm khám mắt
Khi phát hiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ, mọi người nên đến bệnh viện để được tư vấn thăm khám mắt

Cận thị nhẹ có tự khỏi được không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa: Người bị cận thị nhẹ về cơ bản là không thể tự khỏi bệnh. Việc chữa trị bằng thuốc hay các phương pháp tự nhiên dường như không hiệu quả với chứng cận thị. Do đó, ngay khi phát hiện bệnh cần có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc từ y khoa những trường hợp có dấu hiệu của cận thị nhẹ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp như: Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng để giúp cải thiện thị lực nhìn xa, có một số loại kính gọng và kính tiếp xúc đặc biệt có thể giúp kiểm soát độ cận, ngăn ngừa tăng số diop. Với các trường hợp cận thị ngoài 18 tuổi khi độ cận đã ổn định có thể chữa khỏi bằng phương pháp mổ cận hiện đại.

Hậu quả của cận thị nhẹ

Mặc dù bị cận thị nhẹ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, học tập, đời sống hàng ngày nhưng nếu không được đeo kính chỉnh cận thị sớm có thể gây ra một số tình trạng sau:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, ở các trường hợp bị cận thị nhẹ người bệnh không nên quá lo lắng, nhưng cần khám bác sĩ sớm để được tư vấn đeo kính hoặc phẫu thuật nhằm cải thiện tầm nhìn xa.

Đối với trẻ em, nếu cận thị bắt đầu xuất hiện với mức độ nhẹ cần phải được bác sĩ thăm khám để cấp đơn kính chỉnh cận thị. Đồng thời, bố mẹ nên đưa con đi khám định kỳ để theo dõi tiến triển của cận thị, nhằm quản lý và kiểm soát cận thị sớm.

Phương pháp điều trị cận thị nhẹ

Với những tiến bộ vượt bậc từ y khoa, những trường hợp cận thị nhẹ sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp, bao gồm cả những biện pháp đơn giản nhưng vẫn mang lại kết quả tốt. Trong đó, sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng là những lựa chọn phổ biến.

1. Đeo kính gọng

Trường hợp bị cận thị nhẹ dưới -3,00 diop các bác sĩ sẽ kê đơn kính gọng với thấu kính cầu trừ để điều trị cận thị [3]. Việc làm này sẽ giúp người bệnh điều chỉnh thị lực nhìn xa, giúp mắt có tầm nhìn ổn định.

trường hợp cận thị nhẹ có thể sử dụng kính cận để cải thiện thị lực
Trường hợp phát hiện dấu hiệu của cận thị nhẹ có thể sử dụng kính cận để cải thiện thị lực

2. Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng là một loại kính được thiết kế để đặt ngay trên giác mạc, tiếp xúc với bề mặt giác mạc qua lớp nước mắt, kính áp tròng thông thường gồm 2 loại: Tròng kính cứng, thấm khí và tròng kính mềm, thấm nước. Ngoài chỉ định về độ kính, bác sĩ cũng cần đo độ cong của giác mạc để chọn kính áp tròng phù hợp với mắt của bạn. Lưu ý, với các trường hợp mắt bị khô thì không nên sử dụng kính áp tròng đặc biệt kính áp tròng mềm.

Phòng ngừa và cải thiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ

Để tránh mắc bệnh cận thị cũng như cải thiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ, mọi người nên có các phương pháp phòng ngừa bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa cận thị mà có thể bạn sẽ quan tâm:

1. Hạn chế nhìn gần

Hạn chế tối đa việc nhìn gần liên tục, kéo dài và thường xuyên. Đây được cho là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây khởi phát cận thị ở trẻ em. Trên thế giới nhiều nghiên cứu về tỷ lệ cận thị ở trẻ em cho thấy rằng sau thời gian đại dịch Covid19, do việc giãn cách xã hội cũng như học online đã làm cho tỉ lệ cận thị ở trẻ em tăng nhanh chóng.

2. Tăng thời gian hoạt động ngoài trời

Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, thậm chí cả người lớn đều nên dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời, bởi điều này sẽ giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của cận thị.

Việc cân bằng thời gian trong nhà và ngoài trời rất có lợi cho sức khỏe và tinh thần của mỗi người. Các hoạt động vui chơi ngoài trời trong một không gian mở giúp mắt tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên một phần giúp bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ mắc cận và là liều thuốc tốt cho sức khỏe của đôi mắt. Ánh sáng mặt trời là liều thuốc vô giá để phòng cận thị ở trẻ em.

3. Khám mắt định kỳ

Cả trẻ em và người lớn đôi khi không nhận thức được các vấn đề về thị lực hay những thay đổi về mắt. Do đó, mọi người nên khám mắt định kỳ để đảm bảo chẩn đoán và điều trị kịp thời khi phát hiện tật cận thị.

khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt
Khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt và phát hiện các dấu hiệu của cận thị nhẹ kịp thời

4. Một số cách phòng ngừa cận thị khác

Mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề cận thị, các bệnh về mắt hoặc để đặt lịch khám cùng các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa đầu ngành tại Trung tâm Mắt Công nghệ cao, quý khách hàng xin hãy liên hệ:

Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });

Cận thị là tật khúc xa có xu hướng gia tăng trong tương lai, trẻ em là đối tượng dễ bị mắc cận thị và tiến triển cận thị nhanh nên cần được khám, phát hiện và có hướng điều trị kịp thời. Đối với người lớn cũng cần thăm khám mắt định kỳ để sớm phát hiện ra những bất ổn liên quan đến chứng cận thị. Mong rằng qua bài viết này, mọi người sẽ hiểu hơn về cận thị, cũng như các dấu hiệu của cận thị nhẹ để biết cách chăm sóc và bảo vệ tốt cho sức khỏe của đôi mắt.

Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/muon-bi-can-thi-a53960.html