Soạn bài Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ| Văn 8 tập 2 Cánh diều

Soạn bài Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ Văn 8 tập 2 Cánh diều

1. Câu 1 trang 79 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đáp án B: Tóm tắt bối cảnh xảy ra trước đoạn trích Tức nước vỡ bờ

2. Câu 2 trang 79 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đáp án D: U nó không được thế!

3. Câu 3 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đáp án C: Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

4. Câu 4 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đáp án D: Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời và chống trả quyết liệt

5. Câu 5 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Đáp án B: Phản ánh tình trạng người dân vùng quê nghèo cãi nhau vì chuyện nợ nần

>> Xem thêm: Soạn văn 8 cánh diều

6. Câu 6 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Qua đoạn chữ in nhỏ phía trên văn bản, em hiểu gì về gia cảnh của chị Dậu?

Chỉ qua đoạn chữ nhỏ phía trên văn bản, em đã hiểu được hoàn cảnh của chị Dậu:

7. Câu 7 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Em có nhận xét gì về tính cách của tên cai lệ?

Tên cai lệ trong xã hội thời đó chỉ là tay sai hành lệnh của những tên quan phủ tàn ác tìm mọi cách để bóc lột hành hạ người dân. Dưới một bóng đen của hệ thống chính quyền đương thời khiến cho những tên này sẵn sàng tác oai tác quái, làm ra mọi tội ác mà không cần nghĩ đến hậu quả. Mọi việc hắn làm đều mang theo danh nghĩa của nhà nước, của chính quyền nên dù hắn làm dù cũng là đúng, nhân dân không thể phản kháng. Chính những tên cai lệ tưởng nhỏ bé này lại chính là đại diện rõ ràng nhất cho xã hội thực dân phong kiến thối nát đương thời.

8. Câu 8 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Theo em, tình huống nào đã khiến chị Dậu vùng dậy chống trả quyết liệt với bọn tay sai?

Dù nhỏ bé yếu ớt nhưng trong những tình thế bắt buộc, chị Dậu vẫn mạnh mẽ vùng dậy chống trả lại bọn tay sai:

9. Câu 9 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu được tác giả miêu tả như thế nào thông qua các từ xưng hô trong văn bản?

Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu đã được tác giả miêu tả thông qua các từ xưng hô. Từ sợ sệt lễ phép “cháu” - “ông” đến “nhà tôi” - “ông” và khi đã tức nước vỡ bờ thì chị Dậu bất chấp tất cả gọi bọn cai lệ là “bà” với “mày”. Sự thay đổi trong cách xưng hô này đã thể hiện được sự phẫn nộ của chị Dậu cũng như sức mạnh tiềm tàng trong con người cô. Đó còn là sự bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị Dậu bất ngờ ra đòn.

10. Câu 10 trang 80 SGK Văn 8/2 Cánh diều

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu.

Chị Dậu chính là điển hình cho người phụ nữ Việt Nam thời kỳ phong kiến thực dân, chịu thương chịu khó nỗ lực vượt qua khó khăn. Nhưng trong chế độ thối nát, với tình yêu chồng con cùng với ngọn lửa hận thù trong lòng . Chị Dậu, một người phụ nữ hiền lành, giản dị đã mạnh mẽ đứng dậy phản kháng. Nỗi sợ hãi tự nhiên của những người bị áp bức tan biến trong giây lát, chỉ còn lại tính cách cứng rắn của một con người bình thường. Chị thà vào tù còn hơn phải chịu đựng bọn quan sai làm tình lại tội mãi. Tuy nhiên, hành động phản kháng của Đậu hoàn toàn chủ động và tự phát. Sự bùng nổ này chính là hậu quả của thời gian dài chịu áp bức bất công, khiến chị tức nước vỡ bờ. Ở đâu cũng vậy, thời kỳ nào cũng thế, có áp bức ắt có đấu tranh, càng bị áp bức, càng đấu tranh mạnh mẽ, và hành động của cô Đậu đã thể hiện sự thật này. Tác giả Ngô Tất Tố đã dành sự yêu thương, nhân ái và kính trọng cho nhân vật chính Chị Đậu. Những tình tiết sinh động, kịch tính của đoạn trích đã góp phần củng cố thêm tính cách người phụ nữ nông dân chân thật, hiền lành nhưng cũng đầy cứng rắn.

Soạn bài Tự đánh giá: Tức nước vỡ bờ, Văn 8 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến bên trên hy vọng giúp các em hiểu thêm về tác phẩm. Qua đó giúp các em có thêm kiến thức văn học và những góc nhìn mới về cuộc sống.

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/soan-bai-tuc-nuoc-vo-bo-lop-8-a56230.html