Phương Pháp Nghiên Cứu Tiểu Luận Phổ Biến Nhất Cho Sinh Viên

Một bài nghiên cứu tiểu luận muốn chiếm trọn cảm tình và đánh giá cao từ phía thầy cô giáo thì không thể bỏ qua phần phương pháp nghiên cứu tiểu luận. Vậy bạn đã biết về các phương pháp này, và bạn đã biết viết các phương pháp như thế nào để chuẩn mẫu chưa? Tham khảo ngay bài viết vô cùng hữu ích sẽ giúp bạn sau đây từ Best4team.

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

1. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là gì?

Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là những cách thức giúp tác giả bài nghiên cứu thu thập số liệu, kiến thức hoặc thông tin nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn.

Mục đích: Nghiên cứu tiểu luận nhằm giúp tìm ra quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng liên quan đến chủ đề lựa chọn, từ đó xây dựng nên một khung lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học.

Phân loại: Các phương pháp nghiên cứu tiểu luận được chia thành 2 nhóm:

2. 3 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết tiểu luận dựa vào lý thuyết hoặc các bài nghiên cứu trước đó nhằm chứng minh cho những luận điểm đưa ra trong bài nghiên cứu là có cơ sở và đáng tin cậy.

2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp tổng hợp những bài nghiên cứu hoặc những mô hình lý thuyết trước đó về vấn đề đưa ra, sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất với bài tiểu luận.

Nội dung: Trong quá trình nghiên cứu và phân tích vấn đề, bạn cần tổng hợp lại các lý thuyết tìm hiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác. Đặc biệt cần nắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng.

Cách áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong phần mở đầu hoặc kết thúc bài tiểu luận, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện trong phần bàn luận vấn đề.

2.2. Phương pháp giả thuyết

Phương pháp giả thuyết là một phương pháp sử dụng các lập luận của mình để dự đoán về bản chất của vấn đề, đối tượng nghiên cứu và tìm cách chứng minh các dự đoán đó.

Mục đích: Phương pháp giả thuyết được sử dụng trong các bài tiểu luận

Cách áp dụng: Phương pháp được ứng dụng nhiều nhất khi đưa ra những giả thuyết khi xây dựng mô hình trong bài nghiên cứu

2.3.Phương pháp lịch sử

Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện các dữ kiện, diễn biến trong quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như đã diễn ra trong lịch sử.

Nhiệm vụ: Sử dụng các nguồn tư liệu từ quá khứ, phương pháp này nhằm phục dựng các điều kiện hình thành và quá trình diễn biến về sự việc, từ đó có thể dựng lại bức tranh chân thực nhất của sự vật, hiện tượng như đã từng xảy ra.

Cách áp dụng: Trong phần tổng hợp lý thuyết, phương pháp này được ứng dụng nhiều nhất đặc biệt khi so sánh và đánh giá về các vấn đề trong quá khứ.

3. 7 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa trên việc quan sát, điều tra, thực nghiệm trong thực tiễn để tìm hiểu các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, đo lường mức độ tác động và rút ra luận điểm.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

3.1. Phương pháp phỏng vấn - trả lời

Phương pháp phỏng vấn - trả lời là phương pháp sử dụng một loạt các câu hỏi để phỏng vấn nhằm thu được câu trả lời từ người được hỏi.

Nội dung: Phương pháp này sẽ đưa ra những câu hỏi xác được chuẩn bị trước hoặc bổ sung thêm trong quá trình hỏi - đáp từ nhóm phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin hữu ích và phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình.

Cách áp dụng: Áp dụng khi nhóm nghiên cứu mong muốn thu được những thông tin thực tiễn nhằm phục vụ bài tiểu luận.

3.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp sử dụng tập hợp các câu hỏi được chuẩn bị từ trường để phỏng vấn. Điểm khác biệt là phương pháp không thực hiện trực tiếp mà sử dụng bảng hỏi được in sẵn để thu thập thông tin

Nội dung: Người được hỏi sẽ trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy ước từ nhóm nghiên cứu, thỉnh thoảng có thể thêm vào đó vài câu hỏi mở rộng để thu thập thêm ý kiến người trả lời.

Cách áp dụng: Mong muốn thu thập ý kiến của người được nghiên cứu theo khía cạnh khách quan và không cần tương tác trực tiếp với người được hỏi.

3.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là phương pháp thu thập các ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc trực tiếp về vấn đề nghiên cứu.

Nội dung: Phương pháp này thu thập các ý kiến và quan điểm khác nhau từ các chuyên gia, kiểm tra và bổ sung lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan và chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.

Cách áp dụng: Trong các bài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để giúp nhóm nghiên cứu có thêm những hiểu biết chi tiết về lĩnh vực hoặc vấn đề nghiên cứu.

3.4. Phương pháp quan sát khoa học

Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp nhằm thu thập các thông tin, số liệu về đối tượng nghiên cứu nhờ việc quan sát đối tượng theo các biện pháp hoặc kết luận khoa học trước đó.

Mục đích: Phương pháp này được ứng dụng trong các bài tiểu luận với 3 chức năng chính như sau:

Cách áp dụng: Phương pháp quan sát khoa học được tiến hành trong thời gian tùy ý dài hoặc ngắn, không gian tùy ý rộng hoặc hẹp và mẫu quan sát tùy số lượng nhiều hoặc ít để thu thập tốt nhất thông tin nghiên cứu.

3.5. Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là phương pháp phân tích những lý thuyết, dữ liệu thu thập được để nhận thức, phát hiện và khai thác thêm các khía cạnh khác nhau nhằm chọn lọc thông tin và đưa ra các ý chính cần thiết phục vụ đề tài.

Nội dung: Phương pháp này thường có 3 kiểu:

Cách áp dụng: Thường sử dụng trong phần kết luận và đề xuất giải pháp để chọn lọc các quan điểm, góc nhìn hay để vận dụng trong bài.

3.6. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập và tổng hợp lại các số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu hoặc khảo sát trước đó, tổng hợp và phân tích hoặc thực hiện lại trong tình hình hiện tại

Nội dung: Phương pháp này yêu cầu người viết lấy thông tin từ những nguồn đáng tin và phù hợp với đề tài nghiên cứu với độ chính xác cao nhất để đưa ra kết quả và rút ra kết luận.

Cách áp dụng: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được áp dụng khi người viết muốn sử dụng các số liệu được nghiên cứu trước đó vào bài tiểu luận của mình.

3.7. Phương pháp Liệt kê so sánh

Phương pháp liệt kê so sánh là phương pháp nghiên cứu tiểu luận sử dụng các tài liệu tham khảo và các dẫn chứng thực tế so sánh và đối chiếu với nhau để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng luận điểm nhằm rút ra lựa chọn tối ưu nhất cho bài tiểu luận.

Nội dung: Khi sử dụng phương pháp liệt kê so sánh, người viết có thể dùng những thông tin mang tính tương đồng để xét vào một nhóm và thực hiện so sánh.

Cách áp dụng: Áp dụng thường ở trong phần nêu lên dẫn chứng và thực trạng của vấn đề nghiên cứu.

4. Cách liệt kê phương pháp nghiên cứu tiểu luận chính xác

Cách trình bày phương pháp nghiên cứu tiểu luận
Cách trình bày phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Trong bài tiểu luận của mình, bạn hãy trình bày tất cả các phương pháp nghiên cứu tiểu luận đã được sử dụng trong bài làm của mình. Để trình bày chuẩn nhất, trong mỗi phương pháp được liệt kê cần đảm bảo 3 yếu tố sau:

Tóm lại, với những kiến thức Best4team đã chia sẻ với bạn trong bài viết trên về phương pháp nghiên cứu tiểu luận. Hãy vận dụng thật tốt những điều được chia sẻ trên đây để giúp bài làm của bạn trở nên hoàn thiện hơn. Đừng quên nếu gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình viết bài thì hãy liên hệ với Best4team để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/phuong-phap-nghien-cuu-tieu-luan-a56380.html