Mỗi người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh đều được lập một bộ hồ sơ bao gồm bệnh án và các tài liệu liên quan đến quá trình thăm khám, chăm sóc và điều trị.
Hồ sơ bệnh án được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, chăm sóc, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao. Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt việc sử dụng, ghi chép, bảo quản và lưu trữ hồ sơ bệnh án theo đúng quy định.
Vậy hồ sơ bệnh án là gì?
Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Mỗi chuyên khoa khác nhau có mẫu bệnh án khác nhau: bệnh án nội khoa, bệnh án ngoại khoa, bệnh án sản khoa, bệnh án nhi khoa…
Hồ sơ bệnh án tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, hồ sơ bệnh án có nghĩa là Medical Record (hiểu ngắn gọn là các giấy tờ có liên quan đến tình hình bệnh tật của người bệnh do các cán bộ y tế theo dõi và ghi chép).
Cùng với sự phát triển của công nghệ nói chung, sự hoàn thiện cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2018/TT-BYT quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Do đó, hồ sơ bệnh án hiện nay có thể trình bày bằng hai cách: hồ sơ bệnh án bằng giấy và hồ sơ bệnh án điện tử.
Một bộ hồ sơ bệnh án có thể bao gồm các giấy tờ sau:
Hồ sơ bệnh án phải được lập ngay sau khi có quyết định của bác sĩ cho người bệnh vào viện điều trị.
Chỉ được ghi vào hồ sơ bệnh án những công việc do chính mình thực hiện.
Các thông số, chỉ số theo người bệnh, các kết quả xét nghiệm phải ghi trung thực, cụ thể và rõ ràng.
Chữ viết trong hồ sơ phải rõ ràng, không tẩy xóa, dễ đọc, dễ hiểu và có đầy đủ thông tin cần thiết thu thập được.
Người bệnh đặc biệt, người bệnh cần chăm sóc cấp 1 phải có phiếu theo dõi riêng và được ghi chép liên tục trong 24h.
Trong trường hợp người bệnh phải mổ hoặc làm các thủ thuật có nguy cơ đe dọa tính mạng, chúng ta cần phải có giấy cam đoan có chữ ký của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân để lưu vào hồ sơ bệnh án.
Nếu người bệnh từ chối điều trị hoặc chăm sóc, cán bộ y tế phải ghi rõ lý do và có chữ ký của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
Hồ sơ bệnh án không đơn thuần là một nơi lưu trữ thông tin của bệnh nhân mà những bộ hồ sơ này còn có rất nhiều vai trò quan trọng sau đây:
Qua bài viết này, Y360 đã chia sẻ đến quý đồng nghiệp những thông tin cơ bản nhất về hồ sơ bệnh án, quy định chung khi làm hồ sơ bệnh án và mục đích lập hồ sơ bệnh án. Mời quý đồng nghiệp đón đọc những bài viết tiếp theo trên của Y360 để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan trong quá trình thực hành.
Y360 | Nguyễn Thị Yến Nhi
Tài liệu tham khảoLuật khám bệnh, chữa bệnh 2009. (Luật số 40/2009/QH12 của Quốc hội: LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (chinhphu.vn))
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/medical-record-la-gi-a56426.html