Cá lau kiếng là loài cá nhiệt đới da trơn có tên khoa học là Hypostomus plecostomus, thuộc họ Loricariidae. Ở nước ngoài thường gọi vui chúng là suckermouth catfish do hình dạng bên ngoài của chúng, còn ở nước ta thường gọi cá lau kính là cá dọn bể do chúng hay làm sạch bể nước và ăn các thức ăn thừa như tảo, rêu xanh,...
Hình ảnh con cá lau kiếng
Cá lau kiếng là giống cá vốn được nhập khẩu từ Nam Mỹ từ những năm 80, sau đó đã được nhân giống và phát triển trong nước ở giai đoạn thập niên 90. Dần dần trải qua nhiều năm mà cá tỳ bà đã trở nên phổ biến và được giới chơi cá cảnh biết đến nhiều hơn.
Cá lau kính có chiều dài trung bình khoảng 25-30cm, cá biệt nhiều loại có thể dài đến 50-70cm.
Với những con cá lau kiếng có kích thước trung bình thì trọng lượng sẽ chỉ khoảng từ 1 đến 2kg, với những con cá lớn hơn trọng lượng có thể lên đến 3-4kg.
Cá lau kính có trọng lượng ở mức trung bình từ 2-3kg
Thân hình cá lau kính có màu nâu sẫm, làn da thô cứng, sần sùi, miệng to như miệng bát. Thân dẹt và phẳng, vây lưng cao, cứng và dựng đứng, vây ngực rộng và xòe ra, đuôi nhỏ và dày.
Cá lau kiếng có thể sống từ 10 đến 15 năm trong điều kiện lý tưởng. Đây là một trong những loài cá có tuổi thọ ở mức cao.
Cá lau kiếng thường sinh sản trong bể, ao đất để đào hang, đẻ trứng. Mỗi lần đẻ, cá dọn bể có thể đẻ khoảng 5000 trứng. Tỷ lệ cá con khi nở và còn sống khoảng 70% mà thậm chí không cần đến thức ăn trong khoảng 1 tháng.
Cá lau kiếng là loài cá có khả năng sinh sản nhanh chóng và mạnh mẽ. Chúng có thể được bắt gặp tại bất cứ đâu như sông, hồ, ao, suối,... và gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái khu vực. Do đó loài cá này đã trở thành loài vật xâm lấn có hại cho môi trường. Vì có làn da cứng, vảy sắc cho nên dễ làm rách lưới đánh bắt cá của người dân khi chúng bị bắt nhầm.
Cá lau kính phát triển quá mức có thể gây hại cho môi trường
Cá lau kiếng phát triển với một mức độ quá nhanh sẽ phá vỡ môi trường. Chúng ăn tảo, rong,.. khiến cho các loài cá khác bị mất nguồn thức ăn và nhanh chóng suy kiệt. Nhiều người dân thường vứt bỏ chúng ra khắp nơi sau khi bắt nhầm khiến cho cá tỳ bà có điều kiện sinh sôi mạnh hơn. Do đó cần có biện pháp tích cực nhằm hạn chế sự sinh trưởng của loài cá này.
Thức ăn cho cá lau kiếng chủ yếu là các loại rong, rêu, tảo bám lâu ngày. Chúng được coi là chuyên gia trong việc dọn dẹp thành và đáy bể bởi khả năng hấp thụ đáng kinh ngạc. Nhiều khi chúng có thể ăn chất nhớt tích tụ dưới đáy bể và các loại côn trùng, giáp xác, thực vật còn sót lại giúp môi trường xung quanh sạch sẽ hơn.
Đây là giống cá lau kính phổ biến nhất ở nước ta hiện nay với kích thước ở mức trung bình khá cho đến to, nhiều con có thể nặng đến 3kg. Loại cá này thích ăn tạp, ưa sinh sống tại vùng nước tĩnh và có thể biến đổi cơ thể cho phù hợp để thích nghi. Do đó khi nuôi bạn sẽ thấy chúng thường hay bơi dưới đáy bể để ăn chất nhớt thành bể và các loại rong rêu.
Cá tỳ bà bướm là loài cá lau kiếng có thân hình dẹt và lớp vỏ ngoài khá bắt mắt. Chúng thường hay bám sát vào mặt kính của bể cá để hút rêu và chất nhớt bám xung quanh. Loài cá này với kích thước nhỏ bé rất phù hợp để nuôi trong các bể thủy sinh. Thực tế trong tự nhiên, cá tỳ bà bướm thường bám vào vách đá ở khe suối, sông có dòng chảy mạnh để ăn các loài rêu mọc trên đó.
Loài cá lau kiếng này có tên nước ngoài là Zebra Pleco hay cá ngựa vằn dọn bể. Chúng là loài cá có kích thước khá nhỏ chỉ vài cm, được người dân ta gọi với tên là cá tỳ bà beo, cá tỳ bà sông,... Loài cá này có giá khá cao trên thị trường hiện nay do ít gặp, vậy nên chỉ có những người chuyên nuôi cá cảnh mới đầu tư để mua chúng về.
Cá chuột là giống cá lau kiếng có thân hình nhỏ nhắn, màu sắc sặc sỡ và có râu. Trên thân mình cá có những đường sọc đen hoặc chấm xuất hiện trên nền ánh bạc hoặc xám xanh. Cá chuột thường sống ở tầng giữa và tầng đáy của bể cá và ăn những thức ăn thừa, rong rêu tích tụ trong bể. Chúng khá lành tính nên có thể sống hòa hợp và không làm ảnh hưởng đến các loại cá khác.
Theo như Tiến sĩ Nguyễn Kiêm Sơn thuộc Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật từng cho biết, cá lau kiếng có cấu tạo cơ thể chủ yếu là xương và vỏ cứng, vây cá và lớp vỏ ngoài khá sắc nhọn cho nên rất khó để chế biến chúng thành thức ăn. Ngoài ra, lượng dưỡng chất trong thịt của chúng lại vô cùng hạn chế và nghèo nàn, không phù hợp để làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho con người.
Dù cá lau kính có nhiều tác dụng trong việc làm sạch môi trường xung quanh, tuy nhiên với khả năng sinh sản nhanh lại khiến cho chúng trở nên “khó chịu” đối với nhiều người.
- Cá lau kính ăn nhiều rong và tảo, cạnh tranh thức ăn với các loài cá khác, đẩy các loài cá đó phải tìm nơi kiếm ăn khác.
- Cá lau kiếng phát triển quá nhanh và quá nhiều gây mất cân bằng hệ sinh thái động vật.
- Cá lau kiếng không có giá trị kinh tế, cũng như không có giá trị về dinh dưỡng để làm thức ăn cho con người.
- Nếu chúng xuất hiện trong hồ nuôi cá của bạn, điều này sẽ cực kỳ khủng khiếp và là nỗi ám ảnh lớn tới môi trường sống và khả năng phát triển của những con cá khác. Do đó mỗi bể bạn chỉ nuôi tối đa 1-2 con, không được nuôi quá nhiều.
Không nên nuôi quá nhiều cá lau kính trong cùng một bể hoặc hồ
Do loại cá này vô cùng phổ biến trong tự nhiên và khả năng sinh sản nhanh chóng cho nên chúng có giá vô cùng rẻ. Chỉ một chút tiền là bạn đã có thể sở hữu những con cá lau kính như ý muốn.
- Cá tỳ bà thường: Giá từ 5.000 đến 10.000 đồng/đôi
- Cá tỳ bà bướm: Giá từ 50.000 đến 100.000 đồng/con
- Cá chuột: Giá từ 10.000 đến 20.000 đồng/đôi
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ vừa rồi sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loài cá lau kiếng nguy hại này và không nên nuôi chúng. Như vậy mới đảm bảo không gian sống và sự phát triển cho những loài cá cảnh khác tuyệt vời hơn!!!
Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/ca-chui-kieng-a56630.html