Cây hồng môn và ý nghĩa phong thủy

Cây hồng môn là gì?

Cây hồng môn còn có tên khoa học là Anthurium Andraeanum và thường có với các tên gọi khác như: cây buồm đỏ, cây vĩ hoa đỏ, cây vĩ hoa tròn và tất cả chúng đều gợi đến màu đỏ tươi, đầy bắt mắt từ loại hoa này, có nguồn gốc từ Colombia và Ecuador.

Đặc điểm của cây hồng môn

Đây là loại cây có kích thước nhỏ, thân ngắn nhưng tuổi thọ lại khá cao so với các loại cây cảnh khác. Hoa hồng môn đẹp, có màu sắc bắt mắt vì vậy nên được nhiều người ưa thích. Mo hoa có màu đỏ ngọc, cam hoặc hồng dạng phiến mở hình tim. Hoa tự có màu vàng và đính ở trên mo hoa. Đây là loại cây cảnh có thể nhân giống bằng cách tách chiết cành.

Tác dụng của cây hồng môn

Mang vẻ đẹp hấp dẫn nên cây hồng môn ngoài việc được ưa chuộng để trang trí, giúp chủ nhân có cuộc sống được gần gũi với thiên nhiên thì còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Lá hồng môn có khả năng hấp thụ những chất độc có thể gây ra nhiều bệnh cho con người đặc biệt là hô hấp, thậm chí cả ung thư.

Bên cạnh đó, những bông hoa hồng môn đỏ rực rỡ giúp chúng ta luôn yêu đời, lạc quan, tinh thần thoải mái, phấn chấn hơn, làm việc nhờ đó hiệu quả hơn, yêu cuộc sống hơn.

Ý nghĩa phong thủy cây hồng môn

Đây là loại cây có nhiều ý nghĩa tốt, tên của cây được ghép của hai từ hồng - môn có nghĩa là mở ra sự may mắn, hạnh phúc. Cây có cánh hoa và lá hình trái tim thể hiện sự nhiệt tình, ấm áp và tình yêu chân thành, trường tồn.

Ý nghĩa phong thủy cây hồng môn

Trong phong thủy, cây hồng môn có thể điều hòa khí phong thủy trong nhà, thu hút những dòng khí tích cực và điều hòa bớt những dòng khí tiêu cực trong môi trường sống.

Trồng cây hồng môn trong nhà giúp mang lại sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho chủ nhân. Trồng trong công ty, văn phòng sẽ giúp công việc được thuận lợi, thăng tiến. Sẽ kinh doanh phát đạt, tiến tới nếu đặt loại cây này trong các cửa hàng.

Mệnh hợp với cây hồng môn

Theo phong thủy, chính vì màu sắc của lá màu xanh, hoa màu đỏ - đây là những màu tương sinh tương hợp, do vậy nên loại cây hồng môn này sẽ phù hợp với người mệnh Hỏa và Mộc.

Mệnh hợp với cây hồng môn

Những người mệnh này trồng cây để trang trí trong nhà, góc làm việc hay thậm chí phòng đọc sách cũng mang lại những điều thuận lợi và gặp may mắn trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Cách trồng và chăm sóc cây hồng môn

Cách trồng cây hồng môn

- Nhân giống: thường sử dụng phương pháp chiết cành. Người trồng thường chọn những cây mẹ khỏe mạnh và được trồng trên 4 tháng, dùng dao để tách sát gốc cây con và sử dụng lá bèo tây để bó lại rồi ươm đến khi cây con ra thêm rễ mới rồi hãy trồng cây con vào chậu mới.

- Đất trồng: phải tơi xốp, sử dụng trấu hun và đất phù sa với tỉ lệ phối trộn là 2 trấu và 1 đất.

Lưu ý khi trồng tuyệt đối không được bón lót phân, cây sau khi trồng chỉ tưới nước , độ 1-2 ngày tưới 1 lần. Ngay sau khi trồng cây phải để cây nơi râm mát để không bị héo.

Cách chăm sóc cây hồng môn

- Tưới nước: Cần tưới nước thường xuyên nhưng mỗi lần tưới không quá nhiều, tránh làm úng rễ cây, chỉ nên tưới từ 100 - 200ml nước mỗi lần.

- Nhiệt độ: khoảng từ 15 đến 30 độ C, không để cây trực tiếp dưới ánh mặt trời vào buổi trưa nắng gắt vì cây sẽ rất dễ bị bỏng. Những không gian mát mẻ có điều hòa sẽ là môi trường thích hợp cho cây.

- Ánh sáng: Nên để cây ở vị trí có thể hấp thụ được ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Cây vẫn có thể sống tốt ở các ánh đèn nhân tạo như đèn điện hoặc đèn huỳnh quang.

- Phòng trừ sâu bệnh: Khi xuất hiện những tình trạng thối thân, thối rễ,.. cần cắt bỏ những lá già, nhổ cỏ dại mọc xung quanh và nên để chậu ở vị trí có ánh sáng tốt để không bị nấm mốc. Ngoài ra, bạn cũng nên bón một ít phân có chứa NPK cứ 6 tháng 1 lần để cây phát triển tốt hơn và ra hoa nhiều.

Link nội dung: https://googleplay.edu.vn/cay-hong-mon-hop-voi-tuoi-nao-a56653.html