Atiso đỏ không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc rất hữu hiệu cho cuộc sống. Vậy atiso đỏ có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1Giới thiệu atiso đỏ
Atiso đỏ (hay còn gọi là Bụp giấm) có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa L., có nguồn gốc từ châu Phi. Atiso đỏ thuộc họ Bông, thích hợp với vùng á nhiệt đới và ôn đới.
Tại Việt Nam có nhiều nơi trồng atiso đỏ để lấy hoa. Hoa atiso đỏ thường được chế biến thành nhiều loại sản phẩm, vị chua ngọt của hoa kích thích vị giác và có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Atiso đỏ hay còn được gọi là Bụp giấm.
Mô tả đặc điểm atiso đỏ
Atiso đỏ là cây thân thảo sống hàng năm, cao khoảng 1.5 - 2 m, thân cây vươn thẳng và có màu tím nhạt, bóng. Lá cây hình trứng, to, mọc so le, phiến lá có răng nhỏ, mép đều, dài từ 50 - 80 cm.
Hoa atiso đỏ mọc ở nách lá, hoa nhỏ, màu đỏ, hầu như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hoặc tím, đôi khi màu trắng. Đài hoa hợp nhất, có lông nhỏ, đầu hoa nhọn và đều. Thời gian ra hoa từ tháng 7 - tháng 10.
Phân biệt atiso đỏ và atiso xanh
Khác với atiso đỏ, atiso xanh có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ Cúc, cao khoảng 1 - 2 m, thân cây có lông phủ bên ngoài. Hoa atiso xanh chỉ mọc ở ngọn, hoa to, có lông tơ, hoa màu tím hoặc xanh lục.
Hoa atiso đỏ nhỏ hơn và có màu đỏ, hoa atiso xanh có màu xanh lục hoặc tím.
Thành phần hóa học
Lá đài của atiso đỏ chứa các thành phần hóa học phổ biến như:
- Protein.
- Axit tan trong nước như axit hibiscus, axit citric, axit tartaric.
- Chất có tính kháng sinh như clorid hibiscin, gossypetin.
Trong hoa atiso đỏ có chứa: flavonoid, flavonol glucosid hibiscitrin, gossypitrin, hibiscetin, sabdartrin,…
Các thành phần khác có thể bắt gặp trong quả atiso đỏ bao gồm: vitamin C, anthocyanin, gossypetin,…
Atiso đỏ chứa nhiều thành phần hoá học tốt cho sức khoẻ.
Bộ phận sử dụng
Atiso đỏ không chỉ là một loại rau mà còn là một vị thuốc rất hữu hiệu cho cuộc sống. Đây là một loại cây đặc biệt vì tất cả các bộ phận từ lá, thân, rễ và hoa đều có dược tính và có giá trị dinh dưỡng cao:
- Làm thực phẩm: thường dùng phần đế hoa và phần nách lá bắc.
- Làm thuốc: thường dùng phổ biến là bộ phận lá, hoa, sau đó là thân, rễ.
Tất cả các bộ phận từ lá, thân, rễ và hoa của atiso đỏ đều có dược tính.
2Tác dụng của atiso đỏ đối với sức khỏe
Tác dụng chống oxy hóa
Atiso đỏ rất giàu chất chống oxy hóa như anthocyanin, beta-caroten, vitamin C. Các chất chống oxy hóa tiêu diệt các phân tử tự do có hại trong cơ thể gây ra các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư,… từ đó giúp phòng ngừa các bệnh tật.
Atiso đỏ rất giàu chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa các bệnh tật.
Chống lão hóa
Trong atiso đỏ chứa có chứa flavonoid là thành phần có đặc tính chống lão hóa và giúp duy trì vẻ ngoài trẻ trung. Hàm lượng flavonoid trong atiso đỏ là 12% ở đài hoa và 5 - 6% ở lá.
Ngoài ra, các flavonoid còn đóng vai trò là chất xúc tác ngăn chặn các phản ứng oxy hóa nhờ vào khả năng tạo phức với các ion kim loại. Vì vậy, flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể như ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến,...
Tăng cường hoạt động miễn dịch
Atiso đỏ rất giàu vitamin C, do đó rất hiệu quả trong việc tăng cường và kích thích hoạt động miễn dịch, phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh, táo bón và nhiễm trùng bàng quang.
Atiso đỏ rất giàu vitamin C có hiệu quả trong tăng cường hoạt động miễn dịch.
Giúp kháng khuẩn, chống viêm
Một số nghiên cứu đã chứng minh đặc tính chống viêm của cây atiso đỏ, liên quan đến sự phát triển của nhiều bệnh như hen suyễn, bệnh Alzheimer, viêm khớp dạng thấp, ung thư. Sử dụng atiso đỏ có thể mang lại tác dụng chống viêm có lợi. [1]
Atiso đỏ có thể mang lại tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Hỗ trợ tiêu hóa
Atiso đỏ chứa inulin đây là một loại chất xơ có tác dụng thúc đẩy vi khuẩn ruột có lợi, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ruột kết, giảm táo bón và tiêu chảy.
Chiết xuất atiso cũng có thể giúp giảm bớt những khó chịu về tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn và ợ nóng.
Ngoài ra, cynarin có trong atiso đỏ giúp kích thích sản xuất mật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột và cải thiện quá trình tiêu hóa một số chất béo.
Giảm đau kỳ kinh nguyệt
Sử dụng atiso đỏ thường xuyên có thể làm giảm đau bụng kinh và chuột rút. Ngoài ra, atiso đỏ cũng góp phần cân bằng nội tiết tố, giúp giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
Atiso đỏ giúp giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Bioflavonoids được tìm thấy nhiều trong atiso đỏ có tác động tích cực vào tác dụng ngăn ngừa gốc tự do và chống lão hóa. Đồng thời, hoạt chất này giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa lipoprotein và điều hòa huyết áp.
Sử dụng thường xuyên atiso đỏ là một cách dễ dàng để hạ huyết áp một cách an toàn mà không cần dùng liều lượng lớn thuốc.
Tuy nhiên, vì atiso đỏ có thể hỗ trợ làm giảm huyết áp nên cần chú ý không dùng một lúc quá nhiều atiso đỏ hay dùng chung với thuốc hạ áp, vì điều này có thể gây hạ huyết áp quá mức.
Do đó chỉ sử dụng atiso đỏ với liều lượng phù hợp và nên có máy theo dõi huyết áp tại nhà để kiểm soát huyết áp.
Giảm cholesterol xấu và triglycerid
Sử dụng atiso đỏ thường xuyên có thể làm tăng cholesterol tốt, hạ cholesterol xấu và triglycerid trong máu qua đó giúp bảo vệ mạch máu khỏi bị tổn thương và bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Atiso đỏ kích thích sản xuất insulin, giúp cơ thể chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Do đó, việc sử dụng atiso đỏ rất có lợi trong việc hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường.
Bên cạnh việc dùng atiso đỏ, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và kiểm tốt đường huyết.
Giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì
Trong atiso đỏ có chứa chất hỗ trợ sản xuất enzym amylase, là một loại enzym giúp phân hủy tinh bột và đường, ngăn ngừa lượng calo dư thừa tích tụ trong cơ thể.
Sử dụng atiso sau bữa ăn có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp đốt cháy chất béo. Đồng thời giúp cơ thể giảm lượng carbohydrate và hỗ trợ giảm cân.
Cung cấp chất điện giải
Atiso đỏ rất giàu chất điện giải thiết cho cơ thể, giúp duy trì cân bằng nồng độ pH của máu. Do đó, dùng atiso đỏ rất thích hợp để sử dụng sau khi tập luyện, lao động vất vả.
Atiso đỏ cung cấp chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh tim
Các đặc tính hỗ trợ điều trị bệnh tim của hoa atiso đỏ là do hoạt chất anthocyanin. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh giúp điều trị bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch và bệnh về mắt.
Tốt cho gan
Nhờ vào thành phần flavonoid, atiso đỏ có tác dụng tăng các enzym giải độc, giúp chống độc, giảm tổn thương gan, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và bảo vệ chức năng gan.
Ngăn ngừa ung thư
Atiso đỏ rất giàu polyphenol, một nhóm hợp chất có đặc tính chống ung thư mạnh. Chiết xuất atiso đỏ có khả năng ức chế sự phát triển và xâm lấn của các tế bào ung thư miệng và ung thư máu.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chiết xuất từ atiso đỏ có thể ức chế các tế bào ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng.
Atiso đỏ có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư
Chống trầm cảm
Atiso đỏ chứa các vitamin và khoáng chất, bao gồm cả flavonoid có đặc tính chống trầm cảm. Sử dụng atiso đỏ có thể làm giảm lo lắng, đồng thời mang lại cảm giác khỏe khoắn cho cơ thể và tâm trí.
Atiso đỏ giúp giảm lo lắng và trầm cảm.
3Cách sử dụng atiso đỏ
Atiso đỏ được sử dụng phổ biến với nhiều cách dùng khác nhau. Dưới đây là những cách sử dụng atiso đỏ phổ biến hiện nay:
Uống trà atiso đỏ
Công dụng: giúp thanh nhiệt giải độc, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, giảm cân, tăng cường hệ miễn dịch, lợi tiểu, nhuận tràng.
Cách làm: trà atiso đỏ có thể pha theo 2 cách:
- Trà nóng: sử dụng 70 g hoa atiso đỏ tươi hoặc 30 g hoa atiso đỏ khô, rửa sạch, cho vào bình với 700 ml nước nóng, ngâm kín trong 15 phút, lọc lấy nước uống và dùng trong ngày.
- Trà lạnh: ngâm hoa atiso đỏ với nước khoảng 2 ngày (không đun sôi), sau đó lọc lấy nước uống.
Lưu ý:
- Nếu vị chua của trà tạo cảm giác khó uống, có thể thêm một chút mật ong cho dễ uống.
- Dùng chanh, cam hay vài mẩu quế để giúp tăng thêm hương vị thơm ngon của trà atiso đỏ.
Atiso đỏ ngâm rượu
Công dụng: cải thiện tiêu hoá, lợi mật, lợi tiểu, nhuận tràng.
Cách làm:
- Sử dụng 1 kg hoa atiso đỏ tươi hoặc 600 g hoa atiso đỏ khô.
- Rửa sạch hoa, để ráo nước.
- Cho hoa vào bình ngâm với 3 lít rượu 40 độ.
- Có thể làm giảm vị chua bằng cách thêm khoảng 100 - 150 ml mật ong.
- Ngâm hỗn hợp trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng.
Atiso đỏ ngâm rượu có công dụng cải thiện tiêu hoá, lợi mật.
Atiso đỏ ngâm đường
Công dụng: cải thiện tiêu hoá, phòng ngừa cảm cúm, ho.
Cách làm:
- Rửa sạch hoa atiso đỏ tươi, để ráo nước.
- Cho hoa vào bình, cho 1 lớp hoa xen kẽ 1 lớp đường đến khi hết nguyên liệu.
- Đậy kỹ nắp bình và để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trong khoảng 15 ngày.
- Khi nhìn thấy trong bình đường đã tan hết và nước hoa tiết ra màu đỏ là có thể sử dụng.
Atiso đỏ ngâm đường có công dụng ngừa cảm cúm.
Làm mứt atiso đỏ
Công dụng: hỗ trợ tiêu hoá, lợi mật, lợi tiểu.
Cách làm:
- Rửa sạch hoa atiso đỏ tươi, tách các cánh hoa, để ráo nước.
- Cho các cánh hoa ngâm với đường theo tỉ lệ 1:1.
- Ngâm cánh hoa với đường trong vòng 5 ngày.
- Cho hỗn hợp đã ngâm vào chảo, sên với lửa nhỏ đến khi cánh hoa giòn là có thể sử dụng.
Mứt atiso đỏ có công dụng hỗ trợ tiêu hoá.
4Lưu ý khi sử dụng atiso đỏ
Liều dùng
Dùng atiso đỏ không có quy định cụ thể về liều lượng mà cần tuỳ vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, nên sử dụng ở mức độ vừa phải để phát huy tác dụng hiệu quả, liều khuyên dùng:
- Đối với trà atiso đỏ: dùng không quá 3 tách trà/ngày, nên chia ra uống nhiều lần, không uống một lần với lượng lớn.
- Đối với atiso đỏ ngâm rượu: dùng 1 - 2 chén rượu mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng.
- Đối với atiso đỏ ngâm đường: dùng 30 ml mỗi ngày.
- Đối với mứt atiso đỏ: không dùng quá 2 g mỗi ngày.
Không nên lạm dụng atiso đỏ vì:
- Dùng quá nhiều atiso đỏ sẽ gây quá tải cho gan và mật, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và giảm hiệu quả điều trị.
- Dùng quá liều atiso đỏ có thể gây đau tức bụng, đầy bụng, hạ huyết áp quá mức.
Không nên lạm dụng atiso đỏ.
Đối tượng cần thận trọng và không nên dùng atiso đỏ
Các đối tượng cần thận trọng:
- Người bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: nên sử dụng atiso với lượng ít và không dùng vào ban đêm nhằm tránh kích thích thần kinh gây khó ngủ.
- Người có huyết áp thấp: nên sử dụng atiso đỏ với đường và uống sau bữa ăn.
- Người bệnh đái tháo đường: cần theo dõi kiểm soát đường huyết thường xuyên khi sử dụng atiso đỏ.
- Người bệnh tăng huyết áp: cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi vừa sử dụng atiso đỏ vừa sử dụng các thuốc hạ áp khác.
- Thận trọng khi sử dụng atiso đỏ chung với các loại thuốc khác như thuốc diclofenac vì khả năng làm giảm tác dụng của thuốc.
Các đối tượng không nên dùng atiso đỏ:
- Có triệu chứng dị ứng sau khi sử dụng atiso đỏ như ngứa, phát ban.
- Những người có cơ địa hàn, ăn uống khó tiêu: không nên sử dụng atiso đỏ trong thời gian dài. Vì atiso có tính hàn có thể gây hại đến cơ thể.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: vì nhiều nghiên cứu chỉ ra atiso đỏ có thể ảnh hưởng đến thai nhi do đó nên tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi dùng.
- Đang dùng thuốc có chứa chloroquine, thuốc sốt rét.
- Người bệnh về phổi như phổi tắc nghẽn mạn tính, ho kéo dài.
Atiso đỏ có nhiều công dụng hữu ích, tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào thể trạng, bệnh lý và độ tuổi của người dùng. Vì vậy, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.
Thời điểm uống
Nên sử dụng atiso đỏ sau bữa ăn và hạn chế dùng vào buổi tối vì atiso đỏ có thể kích thích thần kinh gây khó ngủ.
Nên sử dụng atiso đỏ sau bữa ăn và hạn chế dùng vào buổi tối.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về atiso đỏ, tác dụng và cách sử dụng. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người nhé.