Lý thuyết Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài giảng Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
Đỉnh núi Phan-xi-păng (3143m) cao nhất ở nước ta trên dãy Hoàng Liên Sơn
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.
- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.
- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
Cao Bằng - Khu vực Đông Bắc chủ yếu là đồi núi thấp chiếm ưu thế
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện tại của nước ta.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn,… tạo nên nhưng dạng địa hình độc đáo.
Hang động là dạng địa hình độc đáo ở vùng núi đá vôi
- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…
TP. Hồ Chí Minh một trong những cảnh quan nhân tạo do con người tạo ra
Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
1. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta?
A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 2. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là
A. đồi núi
B. đồng bằng
C. bán bình nguyên
D. đồi trung du
Câu 3. Dãy núi cao nhất nước ta là
A. Hoàng Liên Sơn
B. Pu Đen Đinh
C. Pu Sam Sao
D. Trường Sơn Bắc
Câu 4. Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là
A. cao nguyên
B. sơn nguyên
C. đồng bằng
D. đồi núi
Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu
A. tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
B. tây Đông
C. tây Bắc - Đông Nam
D. vòng cung
Câu 6. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?
A. 55%
B. 65%
C. 75%
D. 85%
2. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta
A. núi non, sông ngòi trẻ lại
B. nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau
C. động thực vật phong phú và đa dạng
D. thấp dần từ nội địa ra biển
Câu 2. Đồi núi nào sót nhô cao trên mặt các đồng bằng?
A. Bà Đen, Bảy núi
B. Tam Đảo, Ba Vì
C. Đồ Sơn, Con Voi
D. Tam Điệp, Sầm Sơn
Ba Vì và Tam Đảo không phải là đồi núi sót ở đồng bằng nước ta.
Câu 3. Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là
A. sông Tiền, sông Hậu
B. sông Lục Nam, sông Thương
C. sông Hồng, sông Đà
D. sông Mã, sông Cả
Câu 4. Khối núi cao nhất ở Việt Nam là
A. Pu Si Cung
B. Pu Tha Ca
C. Phan-xi-păng
D. Tây Côn Lĩnh
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
Lý thuyết Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
Lý thuyết Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Lý thuyết Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Lý thuyết Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta