3. Bổ sung ý nghĩa cho tên chính
Cách bổ sung tên chính có tên đệm là gì? Phần chữ lót sẽ kết hợp cùng cái tên chính để tạo thành một ý nghĩa đặc biệt cho tên gọi. Do từ ngữ tiếng Việt là từ đơn âm nên một âm sẽ mang một ý nghĩa và cần ghép với âm khác để tạo thành ý nghĩa trọn vẹn.
Nhưng cũng có trường hợp, tên đệm và tên chính khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành một từ mới; chẳng hạn “Kim” là vàng và “Chi” là nhánh cây, tạo thành tên “Kim Chi” có nghĩa là cành vàng. Tương tự, tên “Ngọc Diệp” có nghĩa là lá ngọc.
4. Dùng chỉ thứ bậc dòng họ
Theo truyền thống, con cháu của những anh em trong cùng gia đình sẽ sử dụng tên đệm để phân biệt thứ bậc. Thứ tự sẽ giảm dần gồm Bá, Mạnh, Trọng, Thúc, Quý. Cụ thể, con của anh cả sẽ mang tên đệm là Bá. Con của người thứ hai sẽ là Mạnh, lần lượt cho đến Quý.
Nếu là con cháu của cùng một người thì đời thứ nhất sẽ là Bá, đời thứ hai là Mạnh… Thời xưa, tên đệm dạng này chỉ áp dụng cho con trai. Nhưng hiện nay, tên đệm dạng này cũng áp dụng cho cả con gái trong gia tộc.
>> Bạn có thể xem thêm:
- 100+ Tên tiếng Tây Ban Nha sang trọng, dễ gọi, ý nghĩa và đặc biệt
- 250+ Tên Hán Việt hay cho con gái ý nghĩa, hợp phong thủy và đài cát
- 450+ Tên bắt đầu bằng chữ H cho bé gái và bé trai theo phong thuỷ và độc đáo
5. Mang tính thẩm mỹ
Tên đệm là gì? Thông thường, việc sử dụng tên đệm để tạo ra một cái tên đẹp là điều đa số các bậc cha mẹ hướng đến. Những từ được chọn thường mang ý nghĩa chỉ sự quý hiếm, vẻ đẹp, gửi gắm hy vọng vào tương lai cho con cái sau này.
Các hình thức của tên đệm là gì?
Chúng ta đã biết tên đệm là gì; thì chúng ta cũng cần nắm rõ các hình thức của tên đệm hay tên lót dưới đây:
- Tên đệm đứng độc lập: Là loại tên đệm không phối hợp được với tên họ hay tên chính để làm thành từ ngữ kép. Ví dụ, Trần Quốc Toản.
- Tên đệm phối hợp với tên chính: Khi đặt tên cho con, nhiều ba mẹ đã cố gắng lựa tên đệm có thể đi chung với tên chính để có ý nghĩa rộng hơn, tốt đẹp hơn. Ví dụ, Nguyễn Hải Nam.
- Tên đệm phối hợp với tên họ: Tên đệm phối hợp được với tên họ để làm thành từ ngữ kép có ý nghĩa. Ví dụ, Hoàng Kim Liên.
- Tên đệm có hai chữ: Một tên đứng độc lập, một tên phối hợp với tên chính. Ví dụ, Nguyễn Ngọc Khánh Hà.