Nốt ruồi trên da rất phổ biến, hầu hết đều vô hại, không lây nhiễm, không gây đau, ngứa hoặc chảy máu. Các nốt ruồi đáng lo ngại về mặt y khoa thường có đặc điểm khác với các nốt ruồi thông thường hoặc xuất hiện trên da sau tuổi 30. Vậy khám nốt ruồi ở đâu? Khám như thế nào? BS.CKI. Lê Ngọc Vinh, Đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên qua bài viết sau.
Tầm quan trọng của việc khám nốt ruồi
Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, việc khám nốt ruồi sẽ tăng cơ hội phát hiện sớm và điều trị bệnh u hắc tố và các loại ung thư da khác. Các bác sĩ khuyến nghị nên kiểm tra da hàng tháng.
Nên khám nốt ruồi ở đâu tại TPHCM uy tín?
Khám nốt ruồi tại Đơn vị Đầu Mặt Cổ, BVĐK Tâm Anh TP.HCM với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm trong khám, tư vấn, chăm sóc và điều trị toàn diện nốt ruồi ung thư hắc tố, các bệnh lành tính đầu mặt cổ; ung thư vùng đầu cổ (ung thư khoang miệng, ung thư vòm hầu, ung thư vùng hốc mũi, ung thư vùng hốc miệng…); bệnh lành tính và ác tính ở tuyến giáp và tuyến nước bọt.
Đơn vị Đầu Mặt Cổ được trang bị nhiều máy móc hiện đại kết hợp phác đồ điều trị được cập nhật liên tục, là địa chỉ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu, toàn diện, giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe và cải thiện chất lượng sống.
Cần biết gì về nốt ruồi?
1. Định nghĩa
Nốt ruồi (naevus) là khối u bình thường trên da, xuất hiện khi các tế bào sản xuất sắc tố (tế bào hắc tố) phát triển thành từng nhóm. Các nốt này thường ở dạng các vết nhỏ, sẫm màu hay các nốt nhỏ màu da trên cơ thể. (1)
Nốt ruồi thường xuất hiện với nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau. Ví dụ, nốt ruồi xanh có màu xanh vì nhóm tế bào sản xuất sắc tố nằm thấp hơn trong da so với tàn nhang và nốt ruồi nâu. Loại nốt ruồi này trông có vẻ bất thường nhưng lành tính.
Hầu hết mọi người đều có nốt ruồi, chỉ khoảng 1% em bé sinh ra có 1 hoặc nhiều nốt ruồi. Những nốt ruồi bẩm sinh này (melanocytic) thường lớn hơn nốt ruồi hình thành sau sinh, xuất hiện ở thời thơ ấu và đầu tuổi thiếu niên. Việc khám nốt ruồi có vai trò quan trọng trong phát hiện sớm u sắc tố và các tình trạng nguy hiểm khác.
2. Phân loại nốt ruồi
Kiểu Đặc điểm lâm sàng Mô học Nốt ruồi nối (Junctional nevus)- Nâu nhạt đến gần như đen.
- Thường phẳng nhưng có thể hơi nhô lên.
- Đường kính: 1-10 mm.
- Nâu nhạt đến nâu sẫm.
- Có thể hơi nhô hoặc nhô cao đáng kể.
- Đường kính 3-6mm.
- Màu thịt, có thể nhẵn, có lông hoặc có mụn cóc.
- Nhô cao.
- Đường kính: 3-6mm
- Bất kỳ nốt ruồi nào được bao quanh bởi một vòng da mất sắc tố có kích thước từ 2-6mm.
- Màu xanh xám
- Thường phẳng nhưng có thể hơi nhô lên.
- Đường kính: 2-4 mm.
Dấu hiệu nhận biết nốt ruồi cần khám
Trước khi khám nốt ruồi, điều quan trọng là mỗi người phải tự cảm nhận vùng da của bản thân lúc bình thường trông như thế nào. Từ đó giúp nhận diện bất kỳ thay đổi, bất thường trên da một cách dễ dàng. Với những bộ phận cơ thể khó nhìn thấy, bạn có thể sử dụng gương hoặc nhờ người thân hoặc bạn bè kiểm tra những vùng đó. (3)
U hắc tố có thể nổi bật so với các nốt ruồi khác. Vì vậy, nếu nhận thấy nhiều điểm khác biệt hoặc sẫm màu hơn nhiều so với những nốt ruồi khác, bạn nên đến gặp bác sĩ Đầu Mặt Cổ để được kiểm tra. Bác sĩ thường chẩn đoán các dấu hiệu của bệnh u hắc tố dựa trên quy tắc ABCDE, cụ thể:
A - không đối xứng
Thuật ngữ này đề cập đến hình dạng của nốt ruồi hoặc mảng da bất thường. U hắc tố có thể có hình dạng không đều, 2 bên không đối xứng. Nốt ruồi bình thường thường có hình dạng đều hơn và 2 nửa tương tự nhau. Sự phân biệt này giúp người bệnh nhận biết những bất thường và đi khám nốt ruồi kịp thời.
B - đường viền
Thuật ngữ này đề cập đến đường viền của nốt ruồi hoặc mảng da bất thường. U hắc tố thường có các cạnh (viền) không đều, mờ hoặc lởm chởm. Nốt ruồi bình thường thường có đường viền rõ, đều đặn.
C - màu sắc
Thuật ngữ này đề cập đến màu sắc của nốt ruồi hoặc mảng da bất thường. U hắc tố thường có màu không đồng đều và có nhiều hơn một màu (đen, nâu và hồng). Nốt ruồi bình thường thường có màu đồng đều, đôi khi có 2 màu, màu sắc thường đối xứng ở 2 nửa.
D - đường kính
Thuật ngữ này đề cập đến độ rộng của nốt ruồi hoặc mảng da bất thường. Hầu hết các khối u ác tính có chiều rộng hơn 6mm nhưng có thể nhỏ hơn nếu được chẩn đoán sớm. Nốt ruồi bình thường có kích thước bằng đầu bút chì hoặc nhỏ hơn.
E - Thay đổi
U hắc tố có thể thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc, thậm chí chảy máu, đóng vảy, ngứa hay sự thay đổi cảm giác ở nốt ruồi hoặc vùng da bất thường.
Hầu hết các khối u ác tính không gây các triệu chứng như đau hoặc ngứa. Một số nốt ruồi lành tính hoặc các mảng da bất thường có thể gây ngứa. Vì vậy, việc có một số thay đổi này không có nghĩa nốt ruồi đó ác tính nhưng vẫn nên được kiểm tra.
Quy trình khám nốt ruồi
Quy trình khám nốt ruồi bao gồm nhiều bước nhằm xác định xem nốt ruồi lành tính hay có nguy cơ phát triển thành ung thư da. Các bước chi tiết trong quá trình chẩn đoán nốt ruồi bao gồm: (4)
1. Khám lâm sàng
- Đánh giá ban đầu: bác sĩ khám tổng quát, quan sát nốt ruồi, bao gồm: kiểm tra kích thước, màu sắc, hình dạng và bề mặt của nốt ruồi để xác định những dấu hiệu bất thường.
- Hỏi về tiền sử bệnh: bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm việc nốt ruồi đã tồn tại bao lâu, có thay đổi về kích thước hoặc màu sắc không và tiền sử ung thư da của gia đình (nếu có).
2. Sử dụng quy tắc ABCDE
- Để xác định nốt ruồi báo ung thư, bác sĩ sẽ thường sử dụng quy tắc ABCDE trong quá trình thăm khám.
3. Soi da (Dermatoscopy)
- Thiết bị soi da: bác sĩ sử dụng một thiết bị soi da để xem xét kỹ nốt ruồi, các cấu trúc dưới da mà mắt thường không thể thấy, giúp nhận diện rõ các dấu hiệu bất thường.
- Chụp hình: trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chụp hình nốt ruồi để theo dõi sự thay đổi theo thời gian.
4. Sinh thiết (Biopsy)
- Chỉ định sinh thiết: nếu nhận thấy có các dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể đề nghị làm sinh thiết nốt ruồi, xác định xem có tế bào ung thư tại vùng nghi ngờ hay không.
- Quy trình sinh thiết: một mẫu mô nhỏ từ nốt ruồi được cắt bỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Quy trình này thường được thực hiện với gây tê cục bộ, bao gồm 2 loại sinh thiết:
- Sinh thiết cắt bỏ toàn bộ: toàn bộ nốt ruồi và một phần nhỏ mô xung quanh được cắt bỏ.
- Sinh thiết cắt bỏ một phần: chỉ một phần của nốt ruồi được cắt để xét nghiệm, thường được thực hiện khi nốt ruồi quá lớn.
5. Kết quả xét nghiệm
- Đọc kết quả: kết thúc quá trình khám nốt ruồi, kết quả sinh thiết cho biết nốt ruồi lành tính, tiền ung thư (có nguy cơ phát triển thành ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
- Điều trị: nếu nốt ruồi ác tính, bác sĩ tư vấn về các bước điều trị tiếp theo, bao gồm phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng hoặc các liệu pháp điều trị khác.
6. Theo dõi sau chẩn đoán
- Kiểm tra định kỳ: Ngay cả khi nốt ruồi lành tính, người bệnh vẫn nên khám nốt ruồi định kỳ để phát hiện sớm các thay đổi bất thường.
- Tự kiểm tra da: nên tự kiểm tra da thường xuyên để phát hiện sớm bất kỳ nốt ruồi mới hoặc thay đổi ở các nốt ruồi hiện có.
Xem thêm: Cách tẩy nốt ruồi
Các phương pháp điều trị nốt ruồi hiệu quả
Các phương pháp điều trị nốt ruồi bao gồm:
1. Phẫu thuật
1.1. Cắt bỏ
Sau khám nốt ruồi, nếu nghi ngờ nốt ruồi ác tính và cần xét nghiệm thêm trong phòng thí nghiệm hoặc phải cắt bỏ vì bất kỳ lý do nào khác, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Nếu nốt ruồi được xác nhận là ung thư hoặc gây các nguy cơ nhất định với sức khỏe, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi, một lượng nhỏ thuốc gây tê tại chỗ được bôi xung quanh nốt ruồi, sau đó nốt ruồi được cắt cùng với một số mô xung quanh. Bác sĩ khâu một vài mũi để đóng vết thương nên sẽ có một vết sẹo nhỏ mờ dần theo thời gian.
Các đặc điểm chính:
- Sinh thiết thường tiến hành song song với việc cắt bỏ.
- Sử dụng thuốc gây mê và có thể cần khâu.
- Diện tích nốt ruồi được đo, lập bản đồ và chụp ảnh.
- Thời gian phục hồi mất vài ngày đến vài tuần.
1.2. Sinh thiết đục lỗ
Khi khám nốt ruồi phát hiện điểm bất thường, sinh thiết đục lỗ, giống với cắt bỏ toàn bộ nốt ruồi, thường để lại một vết sẹo nhỏ hoặc không để lại sẹo. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện trên các nốt ruồi khá nhỏ. Một lượng nhỏ thuốc gây tê tại chỗ được bôi xung quanh nốt ruồi giống như cắt bỏ thông thường.
Tuy nhiên, cắt bỏ đục lỗ ít xâm lấn hơn, một công cụ đặc biệt được sử dụng để loại bỏ phần da mong muốn khỏi vùng mục tiêu. Vì đường kính của vùng này khá nhỏ nên thường không cần khâu. Sau khi cắt bỏ đục lỗ, da trông giống như bị đâm bởi một vật sắc nhọn.
Các đặc điểm chính:
- Có thể để lại một vết sẹo nhỏ.
- Sử dụng thuốc gây tê.
- Thường không cần khâu.
- Vết thương lành trong vài tuần.
1.3. Cạo
Khi quy trình khám nốt ruồi hoàn tất, một số nốt ruồi được cạo xuống bằng một dụng cụ đặc biệt và chỉ lớp trên cùng của nốt ruồi được loại bỏ. Độ sâu của vết rạch thay đổi tùy trường hợp. Một lượng nhỏ thuốc gây tê tại chỗ được sử dụng để làm tê vùng xung quanh nốt ruồi.
Thường không cần khâu nên sẹo nhỏ hoặc không có. Quy trình này được áp dụng để loại bỏ nốt ruồi nhô lên trên bề mặt da.
Các đặc điểm chính:
- Sử dụng lượng nhỏ thuốc gây mê.
- Thường không cần khâu.
- Ít hoặc không có sẹo.
- Phục hồi sau khoảng 5 ngày.
2. Không phẫu thuật
1.2. Laser
Bước sóng tần số cao được truyền qua đầu điện cực để cắt qua da. Việc sử dụng laser để loại bỏ nốt ruồi nổi ít chảy máu; ít sẹo và sưng hơn; vết thương lành nhanh hơn và giảm thiểu nhiễm trùng. Phương pháp này sử dụng được trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, vì không cần khâu nên kết quả thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên, chỉ một số nốt ruồi phù hợp với phương pháp này. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình khám nốt ruồi.
Thuốc gây tê luôn được áp dụng trước khi bác sĩ bắt đầu loại bỏ từng lớp nốt ruồi, cho đến khi đạt được bề mặt phẳng. Sau đó băng nhẹ. Vết thương phục hồi hoàn toàn sau khoảng 1 tuần.
Các đặc điểm chính:
- Vết thương lành nhanh chóng.
- Ít chảy máu và sẹo.
- Không cần khâu.
- Phục hồi hoàn toàn trong 1 tuần.
1.3. Liệu pháp đông lạnh
Liệu pháp đông lạnh sử dụng nhiệt độ cực lạnh từ nitơ lỏng để đóng băng nốt ruồi. Các tế bào bên trong bị phá hủy hoàn toàn và được hệ thống miễn dịch của cơ thể loại bỏ, hình thành vảy và rụng.
Liệu pháp đông lạnh chủ yếu được sử dụng để đóng băng mụn cóc, mụn thịt, nốt ruồi vô hại, đốm máu, sừng hóa do ánh nắng mặt trời và đốm nâu. Thủ thuật diễn ra nhanh chóng, hầu như không đau và rất hiệu quả. Thường cần nhiều hơn 1 lần điều trị để đạt kết quả mong muốn, tùy thuộc vào kích thước và độ sâu của tổn thương.
Các đặc điểm chính:
- Thủ tục nhanh chóng.
- Gần như không đau.
- Hiệu quả cao.
Giải pháp phòng ngừa ung thư da do nốt ruồi
Bên cạnh khám nốt ruồi để phát hiện sớm u hắc tố, việc phòng ngừa nốt ruồi ung thư cũng đóng vai trò quan trọng, cụ thể: (5)
1. Hạn chế tiếp xúc với tia cực tím (UV)
Cách quan trọng nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh u hắc tố là bảo vệ bản thân khỏi tia UV. Thực hiện các biện pháp an toàn khi ra ngoài trời như:
- Ở trong bóng râm để hạn chế tiếp xúc với tia UV.
- Mặc áo sơ mi tay dài để ngăn cơ thể tiếp xúc với tia UV.
- Thoa kem chống nắng.
- Đội mũ.
- Đeo kính râm để bảo vệ mắt và vùng da nhạy cảm xung quanh mắt.
- Tránh sử dụng giường tắm nắng và đèn tắm nắng.
Nhiều người tin rằng tia UV của giường tắm nắng vô hại nhưng điều này không đúng. Đèn tắm nắng phát ra tia UV gây tổn thương da lâu dài và tăng nguy cơ ung thư da. Hầu hết các bác sĩ và các tổ chức y tế khuyến cáo không nên sử dụng giường tắm nắng và đèn tắm nắng.
Trẻ em cần được chú ý đặc biệt vì có nhiều thời gian ở ngoài trời và dễ bị cháy nắng hơn. Cha mẹ và người chăm sóc nên bảo vệ trẻ em khỏi việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng các bước trên. Trẻ em cần được dạy về những nguy hiểm của việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
2. Chú ý đến các nốt ruồi mới, thay đổi hoặc bất thường
Kiểm tra da thường xuyên giúp phát hiện các nốt ruồi hoặc khối u mới bất thường và đi khám nốt ruồi trước khi ung thư hắc tố hình thành. Một số loại nốt ruồi có nhiều nguy cơ phát triển thành u hắc tố. Nếu có nốt ruồi, tùy vào hình dạng, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ bằng cách khám định kỳ hoặc loại bỏ một số nốt ruồi nếu có các đặc điểm của nốt ruồi u hắc tố.
Việc loại bỏ nhiều nốt ruồi thường xuyên không được khuyến khích như cách để ngừa u hắc tố vì tỉ lệ nốt ruồi phát triển thành u hắc tố thấp. Nếu có nhiều nốt ruồi, bạn nên cẩn thận, khám định kỳ kết hợp tự kiểm tra da hàng tháng.
3. Tránh làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn (nếu có thể)
Hệ thống miễn dịch suy yếu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hắc tố và các loại ung thư da khác. Nhiễm HIV, loại virus gây AIDS, làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tránh các yếu tố nguy cơ với nhiễm HIV, bao gồm: sử dụng ma túy qua đường tĩnh mạch (IV) và quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình để ngừa ung thư da cũng như nhiều loại ung thư khác.
Một số người cần dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch, bao gồm người bệnh đã cấy ghép nội tạng hay mắc bệnh tự miễn. Những người bị ung thư đôi khi cũng cần dùng thuốc như hóa trị, có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Với những đối tượng này, lợi ích từ việc dùng những loại thuốc này có thể lớn hơn nhiều so với tăng nguy cơ ung thư da lên một chút và việc khám nốt ruồi rất quan trọng
Bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về các thời điểm cũng như quá trình khám nốt ruồi. Không có cách nào chắc chắn để ngừa ung thư hắc tố. Một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, màu da tự nhiên và tiền sử gia đình… không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, mỗi người nên hạn chế tiếp xúc với tia UV, tự khám da thường xuyên, bảo vệ hệ miễn dịch… để giảm nguy cơ mắc ung thư hắc tố và các loại ung thư da khác.