Têm vắc xin phế cầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, đồng thời bảo vệ hệ hô hấp và lá phổi khỏe mạnh. Vậy quy trình tiêm chủng phế cầu gồm mấy bước? Cần lưu ý những gì trước và sau khi tiêm vắc xin phế cầu để quá trình tiêm chủng đảm bảo diễn ra thuận lợi, an toàn?
Bài viết được sự tư vấn chuyên môn của BS.CKI Tống Thị Ngọc Cầm, Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp hạng phế cầu khuẩn là một trong số 12 loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh mạnh nhất. Người ta ước tính tình trạng phế cầu kháng kháng sinh là nguyên nhân gây ra hơn 2 triệu trường hợp nhiễm trùng và khiến 23.000 người phải tử vong tại Hoa Kỳ mỗi năm. (1)
Quy trình tiêm chủng phế cầu tại trung tâm tiêm chủng VNVC
Là Hệ thống trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín, đáng tin cậy hàng đầu Việt Nam, VNVC không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vắc xin thế hệ mới, chất lượng cao dành cho trẻ em và người lớn. Để đảm bảo Vắc xin tốt nhất tại VNVC vắc xin được bảo quản nghiêm ngặt trong kho lạnh đạt chuẩn GSP, hệ thống dây truyền lạnh Cold Chain nhằm đảm bảo sự an toàn, chất lượng vắc xin và hiệu quả tối đa của vắc xin đến tận tay người được tiêm.
VNVC còn chú trọng vào việc xây dựng và vận hành quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, tiện lợi, tiết kiệm thời gian với 8 bước khoa học, khép kín tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe do Bộ Y tế quy định.
Quy trình tiêm chủng phế cầu đầy đủ tại VNVC gồm 8 bước:
- Bước 1: Đăng ký thông tin Khách hàng tại quầy lễ tân
- Đối với Khách hàng mới chưa có thông tin tại VNVC: Lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn tới quầy đăng ký thông tin để lập hồ sơ tiêm chủng, mã số Khách hàng.
- Đối với Khách hàng đã có thông tin tiêm chủng tại VNVC: Lấy số thứ tự hoặc theo hướng dẫn để tới quầy đăng ký khám trước tiêm.
- Đối với Khách hàng mua Gói vắc xin: Được ưu tiên phục vụ tại các khu vực/ vị trí riêng, Khách hàng vui lòng thông báo với nhân viên Lễ tân để được ưu tiên phục vụ.
- Bước 2: Khám sàng lọc tại phòng khám, theo thứ tự trên màn hình hiển thị
- Bước 3: Bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm vắc xin
- Bước 4: Khách hàng thanh toán tiền vắc xin tại quầy thu ngân (đối với Khách hàng chưa thanh toán p tiền). Khách hàng mua Gói vắc xin không cần thực hiện bước này, được ưu tiên mời đến phòng tiêm
- Bước 5: Tiêm vắc xin tại Phòng tiêm, theo thứ tự trên màn hình hiển thị
- Bước 6: Nghỉ ngơi tại khu vực Theo dõi sau tiêm trong khoảng 30 phút
- Bước 7: Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho người được tiêm và hướng dẫn theo dõi sau tiêm tại nhà trước khi về
- Bước 8: Hỗ trợ, tư vấn Khách hàng về các phản ứng sau tiêm hoặc các nhu cầu khác về tiêm chủng vắc xin tại trung tâm hoặc qua Tổng đài điện thoại
Khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng phế cầu như thế nào?
Theo các chuyên gia, tiêm vắc xin tốt nhất nên được thực hiện khi cơ thể khỏe mạnh, bởi đây là lúc hệ miễn dịch hoạt động tốt để đáp ứng với vắc xin khi tiêm vào cơ thể. Thế nhưng thực tế, không phải lúc nào cơ thể cũng trong trạng thái khỏe mạnh và sức khỏe đủ điều kiện để tiêm phòng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ buộc phải tạm hoãn việc tiêm/ uống vắc xin và chỉ thực hiện tiêm trở lại khi sức khỏe người tiêm chủng phục hồi hoàn toàn.
Để đưa ra được chỉ định tiêm vắc xin phù hợp và chính xác, theo quy trình tiêm chủng an toàn chuẩn của Bộ Y tế, trước khi tiêm chủng điều bắt buộc là người tiêm vắc xin phải được khám sàng lọc sức khỏe.
Căn cứ vào quyết định số 1575/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành 27/3/2023 về việc “Hướng dẫn khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho trẻ” quy định rõ trong quá trình khám sàng lọc, bác sĩ cần phải đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở,… cũng như hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan đến hồ sơ sức khỏe của người tiêm chủng. Bởi đây là những thông tin rất quan trọng để bác sĩ xem xét, cân nhắc từ đó đưa ra chỉ định tiêm/ uống vắc xin phù hợp và chính xác nhất đối với từng đối tượng cụ thể. (2)
Tại VNVC, toàn bộ Khách hàng đến tiêm chủng đều được miễn phí khám sàng lọc trước tiêm bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Y học dự phòng. Đây là một trong các bước thuộc quy trình tiêm chủng phế cầu 8 bước an toàn, khoa học được xây dựng dựa trên các quy định nghiêm ngặt của Bộ Y tế. Sau khi đánh giá và kiểm tra sức khỏe tổng thể, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định tiêm chủng cuối cùng, phù hợp, chính xác với độ tuổi, lịch sử tiêm và phác đồ tiêm chủng cũng như hẹn lịch tiêm tiếp theo cho Khách hàng.
Các giấy tờ cần thiết khi đến tiêm phòng phế cầu tại VNVC
Trước khi đi tiêm chủng, người tiêm vắc xin hoặc bố mẹ hoặc người giám hộ (đối với người tiêm là trẻ em) cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết sau:
- Sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng
- Sổ khám bệnh hoặc đơn thuốc đang sử dụng để điều trị các bệnh lý cấp tính/ mãn tính
- Đối với trường hợp Khách hàng quên hoặc làm thất lạc sổ tiêm chủng, khi đến tiêm vắc xin tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ tra cứu thông tin Khách hàng cũng như lịch sử tiêm chủng để cập nhật nhanh chóng và chính xác các mũi tiêm từ lần tiêm trước.
Trước khi tiêm ngừa vắc xin phế cầu cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh việc lưu ý mang đầy đủ các giấy tờ cá nhân cần thiết thì để quy trình tiêm chủng phế cầu diễn ra thuận lợi, an toàn, người tiêm vắc xin cần lưu ý các vấn đề sau:
1. Đối với trẻ nhỏ
- Bố mẹ hoặc người giám hộ cần chú ý sức khỏe của trẻ trước ngày tiêm chủng để đánh giá sơ bộ con có đủ điều kiện về sức khỏe để tiêm vắc xin theo đúng lịch hẹn không. Thực tế có nhiều trường hợp trước ngày tiêm vắc xin, trẻ bị sốt mọc răng, bị ho, bị nghẹt mũi, bị tiêu chảy/ đi tướt, bị viêm phế quản, bị viêm da cơ địa,.. khiến bé không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng. Tuy nhiên, trong trường hợp này bố mẹ không nên quá lo lắng mà nên cho trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe. Bởi việc quyết định tiêm vắc xin hoặc hoãn tiêm vắc xin cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe của trẻ trong quá trình tiêm chủng.
- Bố mẹ hoặc người giám hộ cần cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến sức khỏe của trẻ trong giai đoạn khám sàng lọc bởi đây chính là căn cứ quan trọng để bác sĩ xem xét trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng hay không. Nếu trẻ gặp các phản ứng nghiêm trọng từ lần tiêm trước hoặc không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm chủng, bác sĩ sẽ chỉ định hoãn tiêm hoặc chuyển tiêm ở bệnh viện để đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Đối với người lớn
- Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn trước khi tiêm vắc xin phế cầu nói riêng hay các loại vắc xin khác nói chung đều cần thông báo với các bác sĩ những thông tin cần thiết liên quan đến tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân, bao gồm: các bệnh đã và đang mắc, các loại thuốc uống đang sử dụng để điều trị bệnh, các phương pháp điều trị bệnh, các phản ứng dị ứng (thuốc/ thực phẩm/ vắc xin) và sổ tiêm chủng để bác sĩ nắm được các mũi tiêm đã thực hiện trong vòng 1 tháng gần đây.
- Đối với phụ nữ nếu có dự định mang thai hoặc đang mang thai cũng cần thông báo với bác sĩ để có kết luận tiêm chủng phù hợp và chính xác nhất.
Sau khi chích ngừa vaccine phế cầu cần lưu ý những gì?
Theo quy trình tiêm chủng phế cầu đạt chuẩn của Bộ Y tế thì sau khi tiêm vắc xin, người tiêm cần ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường và được dặn dò, hướng dẫn theo dõi sức khỏe trong vòng 24-48 giờ tiếp theo tại nhà. Nếu người tiêm xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, thở nhanh, khó thở, nôn, da mẩn đỏ… cần nhanh chóng thông báo cho nhân viên y tế đế được sơ cứu kịp thời.
Như vậy một quy trình tiêm chủng phế cầu an toàn phải đảm bảo 8 bước khoa học, khép kín theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chủ động tiêm vắc xin phế cầu không chỉ giúp bảo vệ bản thân trước nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu gây ra, mà còn góp phần ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng, giảm thiểu tỷ lệ tử vong do phế cầu khuẩn gây ra.