Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì?
Vôi hóa tiền liệt tuyến là hiện tượng lắng đọng canxi ở tuyến tiền liệt, thường không gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Tình trạng này diễn ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt, phản ứng xơ hóa tại tuyến, chỉ phát hiện khi siêu âm hoặc chụp X-quang.
(Sỏi tuyến tiền liệt là tình trạng lắng đọng canxi ở tuyến tiền liệt)
Các nốt vôi hóa tuyến tiền liệt là căn bệnh lành tính, dễ hình thành ở nam giới tuổi trung niên. Dù vậy, bệnh vẫn cần điều trị sớm, đúng phác đồ để ngăn chặn diễn tiến lên viêm nhiễm tuyến tiền liệt, tác động xấu đến sức khỏe.
Triệu chứng bệnh nốt vôi hóa tiền liệt tuyến
Phái mạnh có thể nhận biết nốt vôi hóa tại tiền liệt tuyến qua các triệu chứng sau:
- Dòng tiểu yếu, tiểu nhiều lần hay tiểu đêm.
- Tiểu khó, tiểu đau, nóng rát.
- Vùng bụng, háng xuất hiện các cơn đau bất thường.
- Đau đáy chậu, trực tràng và dương vật.
- Khó chịu ở dương vật, tinh hoàn.
- Đau khi xuất tinh, tinh dịch chuyển màu vàng nhạt, không xuất tinh mạnh.
(Đau bất thường ở bụng, háng là dấu hiệu cảnh báo sỏi tuyến tiền liệt)
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chủ động đến cơ sở y tế để thăm khám, xét nghiệm hình ảnh bằng phương pháp siêu âm, X-quang, CT scan hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt. Nên lựa chọn đơn vị uy tín, có đầy đủ trang thiết bị cũng như đội ngũ chuyên môn, đảm bảo giá trị chẩn đoán.
Nguyên nhân tiền liệt tuyến bị vôi hóa
Nguyên nhân dẫn đến nốt vôi hóa chưa được xác định, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, sau mổ phì đại hoặc sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
(Mổ phì đại tuyến tiền liệt có liên quan đến sự hình thành sỏi tiền liệt tuyến)
Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ sau cũng có thể làm hình thành các nốt vôi hóa tiền liệt tuyến như:
- Viêm đường tiểu nhưng không điều trị sớm, lâu dần khiến cặn vôi lắng đọng nhiều ở tuyến tiền liệt, hình thành vôi hóa.
- Chế độ ăn uống, vệ sinh bộ phận sinh dục không hợp lý,...
Sỏi tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Vôi hóa tuyến tiền liệt tương đối lành tính, không cần điều trị nhưng nếu các nốt vôi hóa phát triển, to hơn cần can thiệp, phòng tránh biến chứng như:
- Viêm tiền liệt tuyến mạn tính khiến cơ thể khó chịu, đi tiểu ra máu, tiểu đục, xuất tinh ra máu. Đồng thời khiến quá trình điều trị bằng thuốc gặp khó khăn, do khó xâm nhập vào trong tuyến.
- Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng do viêm tuyến tiền liệt tác động đến quá trình tiết tinh dịch, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, xác suất thụ thai thành công thấp.
- Nhiễm khuẩn, sỏi tiết niệu do các nốt vôi hóa chèn vào đường dẫn nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành sỏi trong bàng quang.
- Ảnh hưởng chức năng thận nếu không xử lý kịp thời tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu.
(Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị)
Nhìn chung, khi có dấu hiệu nghi ngờ vôi hóa tuyến tiền liệt, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng vôi hóa, từ đó có hướng can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng.
Cách điều trị bệnh vôi hóa tuyến tiền liệt
Trước khi điều trị cho bất kỳ bệnh nhân nào, bác sĩ đều cần kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như mức độ vôi hóa. Dựa vào kết quả chẩn đoán, triệu chứng, cơ địa sẽ đưa ra phác đồ phù hợp với mỗi người, nhằm đạt hiệu quả mong muốn.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bằng thuốc là cách giảm tình trạng viêm nhanh chóng, hiệu quả. Một số hướng được áp dụng như sau:
- Dùng thuốc kháng sinh: Áp dụng với trường hợp viêm cấp tính.
- Dùng thuốc tiêm: Tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến tiền liệt, tuy nhiên chỉ điều trị ổ viêm, không điều trị triệt để nốt vôi hóa. Phương pháp này chỉ có hiệu quả trong thời gian ngày, không thể sử dụng lâu.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng xoa bóp tại chỗ hoặc siêu âm trị liệu, chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm tắc nghẽn trong tuyến, nguy cơ nhiễm trùng.
Điều trị ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định với các trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến sau:
- Kích thước nốt vôi hóa lớn, ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện, quan hệ tình dục,...
- Viêm tuyến tiền liệt tái đi tái lại nhiều lần, hướng điều trị nội khoa không đạt hiệu quả.
- Nốt vôi hóa kèm tăng sản tuyến tiền liệt với mức gây phì đại tuyến tiền liệt lớn.
- Nốt vôi hóa biến chứng thành các tế bào ác tính.
(Chỉ định phẫu thuật đối với những trường hợp sỏi tuyến tiền liệt cụ thể)
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, kích thước các nốt vôi hóa để thực hiện phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Dù tiến hành bằng kỹ thuật nào đều hướng tới mục đích cuối cùng là điều trị đạt hiệu quả, thuyên giảm bệnh.
Biện pháp phòng tránh
Phái mạnh bị vôi hóa tuyến tiền liệt có thể áp dụng cách hỗ trợ điều trị để ngăn chặn sự diễn tiến của bệnh. Bao gồm:
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày.
- Vệ sinh cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ, làm giảm viêm nhiễm.
- Hạn chế, tránh sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và chất kích thích.
- Duy trì đời sống tình dục đều đặn, 1 vợ 1 chồng nhằm hạn chế tắc nghẽn tuyến tiền liệt, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Thể dục thể thao mỗi ngày, đi bộ và yoga là bộ môn tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.
- Không ăn quá nhiều món cay nóng, món mặn, tăng nguy cơ hình thành nốt vôi hóa.
(Biện pháp hạn chế nguy cơ vôi hóa tiền liệt tuyến)
Tổng kết lại, vôi hóa tiền liệt tuyến là một bệnh lý đường tiết niệu ở nam giới, hình thành do sự lắng đọng canxi tại cơ quan này. Phần lớn người bệnh không gặp khó chịu hay biến chứng nguy hiểm, nhưng vẫn cần thăm khám chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, điều trị ngăn chặn sự diễn tiến.